Chuyện tình của người Đức duy nhất không chào Hitler

Phan Yến |

Được Đức Quốc xã áp dụng vào năm 1930, kiểu chào chiến thắng “Sieg Heil” nổi tiếng của Hitler là bắt buộc đối với công dân Đức như một biểu tượng của lòng trung thành đối với Quốc trưởng và dân tộc. Tuy nhiên, trong bức ảnh chụp năm 1936, một người đàn ông Đức lại khoanh tay đứng lạc loài giữa một rừng người chào Hitler.

Người đàn ông Đức duy nhất không giơ cánh tay phải chào Hitler có tên Landmesser từng là một người trung thành với phát xít.

Landmesser gia nhập Đảng Quốc xã vào năm 1931. Hai năm sau, ông yêu say đắm một người phụ nữ Do Thái tên Irma Eckler. Ông cầu hôn Eckler vào năm 1935.

Tuy nhiên, sau khi chuyện ông cầu hôn một người Do Thái bị phát hiện, Landmesser bị trục xuất khỏi Đảng Quốc xã.

Landmesser cùng vị hôn thê quyết định nộp đơn xin kết hôn ở Hamburg nhưng công đoàn tại đây cũng từ chối theo đạo luật Nuremberg, đạo luật tước đi hoàn toàn quyền công dân của người Do Thái.

Hai người vẫn tiếp tục chung sống với nhau mà không cần kết hôn. Đến tháng 10/1935, cặp đôi chào đón con gái đầu lòng tên Ingrid trong niềm hạnh phúc.

 - ảnh 1

Irma Eckler, người phụ nữ Do Thái khiến Landmesser yêu say đắm

Do chế độ khiến Landmesser không thể lấy được người mình yêu nên ngày 13/6/1936, ngày bức ảnh trên được chụp, ông chỉ khoanh tay trong khi cả một rừng người giơ tay chào chiến thắng Hitler trong lễ hạ thủy một tàu hải quân mới của Đức.

Đến năm 1937, với tâm trạng chán chường, Landmesser chạy trốn khỏi Đức Quốc xã tới Đan Mạch cùng gia đình nhưng ông bị bắt giữ tại biên giới và bị buộc tội làm “ô nhục chủng tộc” theo luật Nuremberg.

Một năm sau đó, Landmesser được thả vì thiếu bằng chứng phạm tội nhưng lại bị ép buộc từ bỏ mối quan hệ với Eckler. Nhất quyết không chịu bỏ người mình yêu thương, Landmesser lại tiếp tục bị bắt vào năm 1938 và bị kết án 3 năm tù trong tại tập trung.

Kể từ đó, ông không bao giờ được nhìn thấy Eckler và con gái.

Eckler bị Đức Quốc xã bắt giữ khi đang mang thai đứa con thứ 2 với Landmesser được 7 tháng. Bà hạ sinh bé Irene trong tù. Ngay sau khi sinh xong, bà được đưa tới một trại tập trung nữ.

Eckler tiếp tục được chuyển đến một nơi khét tiếng là “trung tâm trợ tử” vào năm 1942, nơi bà cùng 14.000 người khác bị giết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại