"Ở Trung Đông, nếu phải ủng hộ bạn hoặc thù, Mỹ nên chọn kẻ thù"

Ngọc Minh |

Đứng về bất cứ bên nào trong căng thẳng Iran-Ả Rập Xê-Út đều là điều nguy hiểm, song nếu phải chọn, Mỹ nên chọn Iran, nhà báo Stephen Kinzer phân tích.

Dưới đây là quan điểm cá nhân của ông Stephen Kinzer trên tạp chí Mỹ The Politico.

Chỉ có 2 cường quốc Hồi giáo duy nhất vẫn còn "trụ vững" ở Trung Đông, và họ bất ngờ lại đang đứng trước bờ vực chiến tranh.

Bạn cũ của chúng ta, Ả Rập Xê-Út, mới đây đã tiến hành hàng loạt các vụ hành quyết công khai - một trong số các "nạn nhân" là vị giáo sĩ dòng Shitte rất được tôn kính.

Kẻ thù lâu năm của chúng ta, Iran - trung tâm của Hồi giáo dòng Shiite, cảm thấy bị xúc phạm. Những người Iran giận dữ đã phóng lửa đốt Đại sứ quán Ả Rập Xê-Út ở Tehran. Một ngày sau, Ả Rập Xê-Út cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran.

Ông Stephen Kinzer là học giả, nhà báo kỳ cựu người Mỹ, có nhiều năm làm việc cho tờ New York Times.

Ông đã tham gia giảng dạy tại Đại học Northwestern rồi sau đó là Đại học Boston, chuyên ngành báo chí và chính sách đối ngoại của Mỹ.

Hiện nay, ông Kinzer đang là học giả thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Watson tại Đại học Brown.

Mỹ nên làm mọi thứ có thể để tránh phải chọn đứng về bên nào trong cuộc chiến uỷ nhiệm ngày càng trở nên căng thẳng giữa hai cường quốc Shiite và Sunni đang thống trị ở Trung Đông.

Mặc dù lịch sử nói với chúng ta rằng chúng ta nên nghiêng về phía Ả Rập Xê-Út - một đồng minh cũ, nhưng khi nhìn về tương lai thì Iran sẽ là đối tác hợp lý hơn. Lý do rất đơn giản: So với Ả Rập Xê-Út, lợi ích an ninh của Iran gần gũi với chúng ta hơn.

Hầu hết các rắc rối ở Trung Đông nảy sinh từ những khu vực nằm ngoài tầm kiểm soát của một chính phủ hợp pháp - những vùng đất đang xảy ra tranh chấp ở Iraq, Syria, Palestine, Libya và một vài quốc gia khác.

Còn lần này lại khác - khủng hoảng nổ ra giữa 2 quốc gia ổn định.

Việc đứng về phía Ả Rập Xê-Út sẽ là một thảm hoạ.

Xét về mặt quân sự, 2 quốc gia này rõ ràng không cân xứng. Ả Rập Xê-Út là một trong những nước được vũ trang tốt nhất thế giới. Họ đã chi rất nhiều tiền để mua về những hệ thống vũ khí phục vụ chiến đấu hiện đại nhất thế giới - chủ yếu là từ Mỹ.

Ngược lại, Iran phải trải qua nhiều thập kỷ bị cấm vận nặng nề. Quân đội của họ không được trang bị vũ khí, phương tiện chiến đấu tốt như cách đây 30 năm, trong cuộc chiến Iran - Iraq.

Tuy nhiên, cuộc đối đầu sẽ trở nên cân bằng khi tính tới động lực thúc đẩy mỗi bên.

Ả Rập vốn nổi tiếng là những người ghét phải hi sinh. Họ thuê người nước ngoài làm gần như tất cả các công việc lao động hàng ngày của vương quốc mình.

Chỉ có một số ít người Ả Rập mơ tới việc liều mạng sống của mình vì đất nước. Trong cuộc chiến ở Yemen, Ả Rập Xê-Út đã chiêu mộ hàng trăm lính đánh thuê từ Colombia.

Ả Rập có đủ năng lực không quân để tàn phá gần như tất cả các quốc gia trên hành tinh. Mặc dù họ đã thắng trong nhiều cuộc chiến trên mặt đất, song năng lực đánh bộ của nước này, đáng tiếc là lại tương đối yếu kém.

Iran thì khác. Nếu họ cho rằng đức tin của mình bị đe doạ, họ sẽ lao ra chiến trường ngay cả nếu phải dùng súng cao su để chiến đấu.

"Lửa" yêu nước làm nên sự khác biệt. Ả Rập Xê-Út mới tồn tại 63 năm, còn Iran đã có lịch sử 2.500 năm.

Nhà báo Mỹ
Stephen Kinzer
Thái độ kích động của Ả Rập Xê-Út trong cuộc khủng hoảng này, ít nhất là nhằm ép Mỹ phải chọn một phe. Tuy nhiên, việc ủng hộ Ả Rập Xê-Út sẽ làm tổn hại lợi ích riêng của Mỹ.

Tại sao về lâu dài, nên chọn Iran làm đối tác?

Một quốc gia, muốn trở thành đối tác của Mỹ, cần phải đáp ứng được 2 tiêu chuẩn. Lợi ích của họ phải khá trùng khớp với chúng ta, và cộng đồng xã hội của họ cũng phải có gì đó tương đồng với chúng ta. Ở cả 2 điểm này, Iran đều trội hơn.

Trên tất cả, Iran và Mỹ đều ghê tởm" các nhóm khủng bố người Sunni. Thêm vào đó, Iran có mối quan hệ gần gũi với cộng đồng người Shitte tại Afghanistan, Iraq, Syria, Lebanon và Bahrain.

Tehran có thể tác động tới các cộng đồng này theo cách mà không ai có thể làm được. Nếu (lợi thế đó) được đưa vào các thoả thuận an ninh khu vực, thì với vấn đề ổn định mà nói, nó sẽ mang lại lợi ích lớn hơn.

Xét hầu hết các tiêu chuẩn, xã hội Iran gần gũi với Mỹ hơn nhiều so với xã hội Ả Rập. Nhiều năm tuân thủ các quy tắc tôn giáo đã khiến người Iran trở nên "đời thường" hơn chứ không quá mộ đạo. Gần như không bao giờ nghe thấy âm thanh báo hiệu giờ cầu nguyện ở Iran.

Ngược lại, ở Ả Rập Xê-Út, tôn giáo chi phối cuộc sống, tất cả các cửa hàng phải đóng cửa trong thời gian cầu nguyện.

Phụ nữ Iran năng động và nhiều người làm kinh doanh, còn phụ nữ Ả Rập thậm chí có thể không được đi du lịch hay lái xe nếu không được sự cho phép của đàn ông.

Vụ tấn công khủng bố 11/9 chủ yếu do người Ả Rập lên kế hoạch và tiến hành.

Tehran là thủ đô duy nhất tại thế giới Hồi giáo cho phép mọi người thoải mái tụ tập tại nơi công cộng để thắp nến tưởng nhớ các nạn nhân sau các vụ tấn công.

"Không thể nói chuyện tình cảm trong ngoại giao"

Dù thế, việc đột ngột quay lưng lại với Ả Rập Xê Út cũng không phải là hành động thông minh. Cả 2 quốc gia này từ lâu đều đã đối trọi với lợi ích của Mỹ - Iran thì công khai, còn Ả Rập Xê-Út thì lặng lẽ, và vẫn giả vờ là bạn của chúng ta.

Mỹ cần phải hiểu ra rằng, Ả Rập Xê-Út bó buộc tự do của con người một cách hà khắc. Tệ hơn, Ả Rập là nhà tài trợ chính cho IS, Al Qaeda và Taliban.

Họ tài trợ cho các "tổ chức từ thiện" để xây nhà thờ và trường học Hồi giáo, nơi trẻ em trai ở hàng chục quốc gia học tụng kinh Koran và ghét Mỹ.

Năm 2009, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton đã khẳng định rằng, "những nhà hảo tâm ở Ả Rập Xê-Út là nguồn cung tài chính quan trọng nhất cho các tổ chức khủng bố người Sunni trên toàn cầu".

Các nhóm khủng bố là kẻ thù chính của Mỹ ở Trung Đông. Iran ghét chúng còn hơn chúng ta vậy, bởi chúng muốn giết hết người Shitte. Ả Rập thì hỗ trợ và giúp chúng mạnh lên.

Bất cứ chính sách nào được đưa ra nhằm giải quyết khủng hoảng hiện tại cũng phải nhận ra thực tế tất yếu này.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, Ả Rập Xê-Út lại nắm giữ một trong những chìa khoá không thể thiếu để mở cánh cửa tương lai mới ở Trung Đông.

Chúng ta có chỉ có thể có được chiếc chìa khoá đó bằng cách hợp tác với Ả Rập Xê-Út, dù tất cả những gì họ làm là làm suy yếu an ninh quốc gia chúng ta.

Nhà báo Mỹ
Stephen Kinzer
Việc quay lại tấn công Ả Rập là rất hợp tình hợp lý và làm chúng ta thoả mãn, nhưng sẽ không khôn ngoan nếu lấy đó làm nền tảng cho chính sách ngoại giao của Mỹ.

Chính bởi Ả Rập Xê-Út là nhà tài trợ chính cho các băng nhóm khủng bố đáng ghê tởm, nên nước này cũng có cách để gây ảnh hưởng với chúng. Không một quốc gia Công giáo hay Hồi giáo Shitte nào có thể làm được điều này.

Bất cứ ai theo đuổi các giá trị của Thời kỳ Khai sáng đều có lý do để ghét cay ghét đắng Ả Rập Xê-Út. Việc nước này đang đổ thêm dầu vào "chảo lửa" Trung Đông cũng là một lý do nữa.

Tuy nhiên, ghét một quốc gia nào đó không phải là lý do đủ lớn để đẩy họ ra xa. Không thể nói chuyện tình cảm trong ngoại giao. Ngoại giao phải thúc đẩy lợi ích quốc gia.

Mỹ đang thúc đẩy lợi ích của mình bằng cách đạt được thoả thuận hạt nhân với Iran hồi năm ngoái. Nước này sẽ tiếp tục tăng cường nó bằng cách cải thiện quan hệ với Iran trên nền tảng các thoả thuận đó.

Song, chúng ta không thể quay lưng với Ả Rập Xê-Út, bởi cả 2 quốc gia này đều nắm vai trò chính trong việc "điều hướng" tình trạng thù hằn sắc tộc ở Trung Đông.

Sự thấu hiểu lẫn nhau giữa họ, dù chỉ ở một mức độ nào đó, cũng là điều kiện tiên quyết cho một Trung Đông ổn định hơn. Thúc đẩy điều đó xảy ra là mục tiêu trọng yếu của ngoại giao Mỹ.

Iran sẽ là đối tác tốt hơn so với Ả Rập Xê-Út, nhưng dù sao, chúng ta cũng nên làm tất cả những gì có thể để tránh phải lựa chọn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại