Người biểu tình Hồng Kông: Trước 0h, Đặc khu trưởng phải từ chức

Đúng nửa đêm 2/10, nếu Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh không từ chức, nhóm người biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông sẽ tăng mức độ khiêu khích để đòi đáp ứng yêu sách của họ.

Trong khi đó, chính quyền Hồng Kông nói ông Lương sẽ không từ chức trước sự đe dọa của người biểu tình, và giao trách nhiệm cho người biểu tình tìm một giải pháp cho cuộc bất đồng tư tưởng.

Một quan chức cấp cao chính quyền nói sáng 2/10, phe biểu tình đã từ chối lời mời họp để bàn cách giải quyết: “Chúng tôi đã mở cửa sẵn. Nay tùy họ”.

Ông cho biết chính quyền sẵn sàng đối thoại, nhưng câu trả lời của người biểu tình là đòi ông Lương từ chức cho bằng được: “Nếu họ cứ nhấn mạnh việc này, cơ may gặp nói chuyện sẽ rất thấp”.

Ngoại trưởng Trung Quốc: Mỹ là vậy, Hồng Kông cũng như vậy! Ngoại trưởng Trung Quốc: "Mỹ là vậy, Hồng Kông cũng như vậy!"

Thời báo Hoàn Cầu sáng 2/10 đưa tin, ngày 1/10 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã hội kiến Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Washington.

Bắc Kinh chỉ đạo: không được nổ súng

Một người trong chính quyền đề nghị giấu tên, nói với hãng tin AP: Chính quyền Hồng Kông đang chịu sức ép mạnh từ Bắc Kinh: phải tìm ra một giải pháp hòa bình, không được gây ra đối đầu trực tiếp với người biểu tình.

Người này nói: “Bắc Kinh đã chỉ đạo ông Lương: Ông không thể nã đạn. Ông phải dừng cuộc biểu tình một cách hòa bình”.

Cảnh sát Hồng Kông sẽ phải giải tán cuộc biểu tình bằng những giải pháp hòa bình.

Cảnh sát Hồng Kông sẽ phải giải tán cuộc biểu tình bằng những giải pháp hòa bình.

Kế hoạch sử dụng hơi cay trước đó của chính quyền đã thất bại. Thay vì giải tán đám đông, nó càng thúc họ tham gia cuộc biểu tình.

Sáng 2/10, Nhân dân nhật báo-cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc-có bài xã luận trên trang nhất, nêu cuộc biểu tình ở Hồng Kông có thể gây ra sự rối loạn, gây tổn thất cho sự thịnh vượng dài lâu và nền kinh tế của Hồng Kông.

Bài xã luận sử dụng ngôn ngữ mạnh nhất: “Các hành vi này tự thân là sự bất tuân pháp luật và xúc phạm nền dân chủ”.

Giới truyền thông TQ liên tục gọi cuộc biểu tình ở Hồng Kông là phi pháp, đi ngược lại truyền thống tôn trọng pháp luật của thành phố này.

Nhân Dân Nhật Báo: Người biểu tình Hồng Kông đừng ảo tưởng! Nhân Dân Nhật Báo: Người biểu tình Hồng Kông đừng ảo tưởng!

Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc diễn ra tối ngày 30/9, trong đó có những nội dung thể hiện quan điểm về vấn đề Hồng Kông.

Không cho đặc khu trưởng làm việc sau lễ quốc khánh

Trong ngày biểu tình thứ 7, không có dấu hiệu nhượng bộ nào giữa chính quyền với hàng ngàn người xuống đường. Một số người biểu tình cho biết:

Họ đang chuẩn bị bao vây các trụ sở chính quyền khác, và biểu tình ngồi bên ngoài các tòa nhà, nếu thời hạn chót nửa đêm trôi qua mà chính quyền không có câu trả lời cho yêu sách của họ.

Sáng sớm 2/10, một số người biểu tình bên ngoài Khu phức hợp chính quyền đặc khu nói: kế hoạch của họ sẽ là ngăn không cho ông Lương đến làm việc trong ngày 3.10, khi các quan chức chính quyền trở lại làm việc sau hai ngày nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc (TQ).

Những người tham gia biểu tình Chiếm Trung Hoàn đòi ông Lương Chấn Anh phải từ chức trước 0h đêm nay, 2/10.

Những người tham gia biểu tình "Chiếm Trung Hoàn" đòi ông Lương Chấn Anh phải từ chức trước 0h đêm nay, 2/10.

Sinh viên Ho Kit Ming 23 tuổi vừa tốt nghiệp, nói: “Chúng tôi muốn chặn ông Lương đến làm việc, để ông ấy sẽ nói chuyện với chúng tôi, giải thích tại sao cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình”.

Liên đoàn sinh viên Hồng Kông nhắc lại lời đe dọa hôm 2/10: sẽ tăng cường biểu tình phản đối, nếu cuối ngày này, ông Lương không từ chức.

Lãnh đạo phong trào “Chiếm Trung Hoàn”-một trong 3 nhóm phản đối chính-nói không thể nào đối thoại với chính quyền. Ông Benny Tai nói: “Chúng tôi chỉ có một điều kiện: Lương Chấn Anh phải từ chức”.

Nhưng không phải tất cả các thủ lĩnh biểu tình đều sẵn sàng hành động vượt quá mức độ phản đối hiện tại.

Đồng sáng lập “Chiếm Trung Hoàn” Chan Kin-man cũng đòi ông Lương từ chức, nhưng phong trào cũng muốn càng tránh gây rối loạn cho Hồng Kông càng tốt:

“Chúng tôi cẩn trọng, bảo đảm phong trào này là một hoạt động hòa bình và không hề có bạo lực”, Chang nói trong cuộc họp báo chiều 1/10. “Chúng tôi muốn cuộc chiếm đóng này kết thúc càng sớm càng tốt”.

Người phản đối lo ngại phong trào xẹp

Người phản đối lo ngại phong trào "xẹp"

Nỗi lo phong trào "xẹp"

Việc thiếu câu trả lời của chính quyền Hồng Kông là một nguy cơ cho phong trào này, theo Joanne Wong, một nữ sinh viên đã trải qua 4 ngày biểu tình: “Chúng tôi sợ sẽ có người về nhà. Tôi chỉ hy vọng sẽ có một bên hành động”.

Nam sinh viên Alan Leung 17 tuổi đã biểu tình từ thứ Sáu tuần trước, lo ngại phong trào đang xẹp dần: “Tôi không biết chúng tôi còn có thể trụ bao lâu. Tôi sẽ ở đây, nhưng chúng tôi cần thêm người đến biểu tình suốt ngày đêm. Đây sẽ là một cuộc vận động dài hơi. Chúng tôi cần có tầm nhìn xa”.

Một số người phản đối kiên quyết kéo dài cuộc biểu tình. Thủ lĩnh sinh viên Joshua Wong 17 tuổi viết trên Facebook kêu gọi người ủng hộ: “Đừng kết luận việc này sẽ sớm kết thúc. Đây là một cuộc chiến đấu thử thách sức bền của chúng ta”.

Thủ lĩnh Joshua Wong 

Nhưng khi cuộc biểu tình lan khắp Hồng Kông, công tác tổ chức là một gánh nặng cho các thủ lĩnh.

Sáng 2/10, sự lúng túng xảy ra với người “bao vây” trụ sở làm việc của ông Lương. Ông chủ trì một cuộc họp để nghe nỗi lo ngại về mặt hậu cần, như làm sao xác định ai là người của “Chiếm Trung Hoàn”, hoặc khi nào thì nên mở hàng rào cho xe cứu thương, xe cảnh sát  hoạt động.

Khuya 1/10, đã có những bất đồng về việc dở bỏ hàng rào quanh vài trại biểu tình. Nhóm gỡ hàng rào bảo họ phản đối ban tổ chức toan mở hàng rào để mở đường cho xe công vụ lưu thông.

Người lao động bắt đầu bực tức

Người biểu tình cũng ngại dư luận quay lại phản đối họ, do sự tụ tập ngày càng đông và cuộc phản đối đã kéo dài.

Ông Rex Wong, chủ một công ty xuất khẩu hàng điện từ, nói: người biểu tình “hoàn toàn sai, hành xử trái pháp luật”. Ông bảo cuộc biểu tình bôi xấu hình ảnh Hồng Kông và tác động xấu đến cuộc sống của  người lao động.

Wong nói: “Tôi không giàu. Tôi cần làm việc hàng ngày để kiếm sống. Những người này sẽ sớm làm tổn hại cuộc đời tôi và cuộc sống của nhiều người khác”.

Cô Jessica Chan, chủ một tiệm bán quần áo, nói thêm: “Nhiều người như tôi cảm thấy rất tệ, vì chuyện làm ăn bị đình trệ. Họ ghét những người biểu tình”.

Cửa hiệu của Chan đã phải đống cửa suốt tuần qua. Cô nói: “Cuộc biểu tình tàn phá nền kinh tế của chúng tôi.  Và chúng tôi ghét điều đó. Nay người Hồng Kông bắt đầu ghét họ nhiều hơn”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại