Ngỡ ngàng nhìn lại Singapore thuở còn là "một vũng đầm lầy"

Nguyễn Nhung |

Chỉ trong vòng 50 năm phát triển, Singapore đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ trước tốc độ phát triển nhanh chóng và bền vững.

50 năm trước, Singapore trở thành một quốc gia độc lập sau khi tách khỏi Malaysia. Không có nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thế nào quốc gia nhỏ bé này có thể đi lên từ bãi đầm lầy để trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu của khu vực?

Câu trả lời, một phần đến từ những công dân nhập cư. Ông nội của nữ phóng viên Sharanjit Leyl, người hiện đang làm việc cho BBC là một trong số đó.

Singapore thuở sơ khai.

Singapore thuở sơ khai. Ảnh: BBC.

Hành trình đến với Singapore

Ở tuổi 17, chỉ với một chiếc áo trên lưng, Fauja Singh rời quê nhà Punjabi, Ấn Độ để sang ngôi nhà mới của mình, trên chuyến tàu hỏa có hành trình đến Calcutta. Thời điểm đó là đầu năm 1930.

Ông đã đến một hòn đảo mà ở đó, có sự hội tụ của các nền văn hóa cũng như sự hỗn loạn, song rất bận rộn với các hoạt động thương mại, đó là Singapore.

Từng là một vùng đầm lầy khi người Anh đến đây vào năm 1819, dưới sự lãnh đạo của Stamford Raffles, dấu hiệu của một đất nước Singapore hiện đại đã bắt đầu.

Nằm ở trung tâm của các tuyến đường vận chuyển từ Ấn Độ đến Trung Quốc và ngược lại, hòn đảo này nhanh chóng trở thành thương cảng thịnh vượng, và là miền đất hứa của dòng người nhập cư rất lớn đến từ khắp châu Á.

Cuộc sống với những người nhập cư vào thời điểm đó không mấy dễ dàng. Nhiều người đến từ Trung Quốc đã làm việc cực nhọc và sống trong điều kiện bẩn thỉu, tồi tàn.

Với Fauja, ông đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, bắt đầu từ việc canh gác vào ban đêm cho một người bán sữa và cho vay lãi. Sau khi đã đủ tiền trang trải, ông trở về quê và cưới một cô gái trẻ trước khi trở lại Singapore.

Lao động nhập cư sống và làm việc tại Singapore. Ảnh: BBC.

Lao động nhập cư sống và làm việc tại Singapore. Ảnh: BBC.

Giấy cấp phép bán sữa cho ông Fauja Singh. Ảnh: BBC.

Giấy cấp phép bán sữa cho ông Fauja Singh. Ảnh: BBC.

Theo lời kể của Sharanjit Leyl, ông nội cô có tám người con và cha cô là con trai cả trong gia đình. Bố cô – ông Kernail là một người có thành tích xuất sắc trong học tập và được đào tạo tại viện Raffles – ngôi trường uy tín nhất Singapore.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông làm việc cho chính phủ của quốc gia non trẻ vừa độc lập.

Singapore khi ấy khác xa so với hiện nay - khi đã vươn tới tầm cỡ của một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, với những chiếc xe ô tô hạng sang như Ferrari và Rolls Royces tràn ngập những con phố sạch sẽ.

Cha Sharanjit Leyl cùng với các anh chị em của ông khi đó lớn lên trên một mảnh đất rộng lớn mà ngày nay chính là Bukit Merah – một khu vực ở trung tâm Singapore.

Ông nội nữ phóng viên đã trồng những cây chuối lên mảnh đất ấy để tuyên bố rằng, đó là đất của ông để những người khác không xâm phạm.

Sau đó, ông bắt tay vào xây dựng một ngôi nhà lớn mà sau này, ông cho thuê những căn phòng ở phía sau. Tuy nhiên, ngôi nhà vào thời điểm đó, giống như nhiều ngôi nhà khác, rất thô sơ.

Singapore thuở sơ khai

Năm 1959, nước Anh tiến hành những bước đầu tiên trong việc trao trả độc lập bằng cách cho phép Singapore tự trị.

Đảng Hành động Nhân dân của ông Lý Quang Diệu khi đó đã gianh chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên tại hòn đảo này.

Vào tháng 8/1963, Singapore tuyên bố độc lập từ Anh Quốc và hợp nhất với các cựu lãnh thổ khác của Anh là Malaya, Bắc Borneo và Sarawak để hình thành nên Liên bang Malaysia.

“Chúng tôi bắt đầu học một bài hát có những câu như hãy ở bên nhau, hát bài hát hạnh phúc, Malaysia vĩnh cửu”, dì của Sharanjit Leyl, bà Manjit khi đó còn là một sinh viên đã nhớ lại.

Nhưng, điều này đã không là mãi mãi khi Singapore bị trục xuất khỏi Malaysia hai năm sau đó. Thủ tướng Singapore khi đó, ông Lý Quang Diệu đã khóc trong một cuộc phỏng vấn.

“Chúng tôi đã sang nhà hàng xóm xem nhờ ti vi. Chúng tôi thấy ông ấy khóc và chúng tôi không hiểu tại sao.”

Đó là một chấn thương trong ngày đầu độc lập. Nhiều người tin rằng Singapore không thể tự sống sót. Nhưng với niềm hy vọng lớn cho tương lai, quốc đảo này bắt đầu xây dựng lại cơ sở hạ tầng, hứa hẹn thay đổi cả đất nước.

Những đứa con của ông Fauja Singh trên mảnh lấn chiếm. Ảnh: BBC.

Những đứa con của ông Fauja Singh trên mảnh lấn chiếm. Ảnh: BBC.

Bà Manjit Kaur (trái) chỉ cho nữ phóng viên Sharanjit Leyl những bức ảnh trong quá khứ. Ảnh: BBC.

Bà Manjit Kaur (trái) chỉ cho nữ phóng viên Sharanjit Leyl những bức ảnh trong quá khứ. Ảnh: BBC.

Chân dung cha của nữ phóng viên Sharanjit Leyl được chụp năm 1968 khi ông tốt nghiệp đại học. Ảnh: BBC.

Chân dung cha của nữ phóng viên Sharanjit Leyl được chụp năm 1968 khi ông tốt nghiệp đại học. Ảnh: BBC.

Binh sĩ Singapore trong một cuộc tập trận năm 1964. Ảnh: BBC.

Binh sĩ Singapore trong một cuộc tập trận năm 1964. Ảnh: BBC.

Bức tranh cổ động “Các gia đình hạnh phúc” cho thấy người dân được hưởng lợi từ các dự án nhà ở của Chính phủ Singapore. Ảnh: BBC.

Bức tranh cổ động “Các gia đình hạnh phúc” cho thấy người dân được hưởng lợi từ các dự án nhà ở của Chính phủ Singapore. Ảnh: BBC.

Một bức tranh điển hình miêu tả đất nước Singapore những ngày đầu độc lập. Ảnh: BBC.

Một bức tranh điển hình miêu tả đất nước Singapore những ngày đầu độc lập. Ảnh: BBC.

Những chính sách thay đổi đất nước

Ông nội Sharanjit Leyl đã bán lô đất của mình cho chính phủ vào những năm 1960 và chuyển đến ở trong dự án nhà ở của chính phủ. Hàng ngàn những ngôi nhà thuộc dự án này đã mọc lên khắp hòn đảo. Đó là một cách hợp lý để người Singapore mua bất động sản và nâng cao mức sống.

Chính sách tái định cư này nhanh chóng thành công khi chỉ hơn một thập kỷ sau đó, vào năm 1985, Singapore đã có thể tự tin tuyên bố không có người vô gia cư, không có tình trạng lấn chiếm đất đai và không còn các khu ổ chuột nghèo.

Chính sách nhà ở không chỉ là vấn đề gạch và vữa, mà nó còn xây dựng nên một đất nước Singapore giàu mạnh.

Việc xây dựng đất nước của Singapore đi đôi với các chiến dịch tuyên truyền giữ gìn vệ sinh công cộng, ngăn chặn tình trạng khạc nhổ hay vứt rác bừa bãi. Những chiến dịch này đã thống trị trên sóng phát thanh, trường học và các biển hiệu của quốc gia.

Chính phủ đã tìm cách điều chỉnh hành vi của con người và người dân đã dần thích ứng với điều đó.

Một số chiến dịch đã thành công xuất sắc, mà một trong số đó là chiến dịch “Hãy dừng lại ở hai con” nhằm hạn chế sự gia tăng dân số trong những năm 1960 – 1970.

Khi nó trở nên quá rõ ràng, rằng dân số của Singapore hầu như không có sự thay đổi vào những năm 1980, đó là lúc đã quá muộn.

Singapore hiện là một trong những quốc gia có tỉ lệ sinh thấp nhất tại châu Á. Chính phủ nước này sau đó đã phải đưa ra chính sách khuyến khích sinh con thứ 3 và hiện đang tìm cách bù đắp dân số bằng chính sách nhập cư.

Giống như nhiều người Singapore khác, ông Fauja Singh đã trả lại đất lấn chiếm để xây dựng các dự án nhà ở của Chính phủ. Ảnh: BBC.

Giống như nhiều người Singapore khác, ông Fauja Singh đã trả lại đất lấn chiếm để xây dựng các dự án nhà ở của Chính phủ. Ảnh: BBC.

Tấm áp phích được dán ở mộ trung tâm mua sắm khuyến khích người dân Singapore sinh nhiều con. Ảnh: BBC.

Tấm áp phích được dán ở một trung tâm mua sắm khuyến khích người dân Singapore sinh nhiều con. Ảnh: BBC.

Tuy nhiên, cũng vào những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều vấn đề quan trọng của Singapore đã được giải quyết.

Tỉ lệ thất nghiệp không còn là mối lo của mọi người trong khi tỉ lệ tội phạm đã giảm đáng kể với dân số phù hợp với tình hình phát triển thời điểm đó.

Ferraris là một hình ảnh phổ biến trên đường phố Singapore song khoảng cách giàu – nghèo tại đây ngày một lớn. Ảnh: BBC.

Ferrari là một hình ảnh phổ biến trên đường phố Singapore song khoảng cách giàu – nghèo tại đây ngày một lớn. Ảnh: BBC.

Singapore hiện đại ngày nay. Ảnh: BBC.

Singapore hiện đại ngày nay. Ảnh: BBC.

Sau nhiều năm phát triển nhanh chóng và được liệt vào danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới theo xếp hạng của tạp Economist Intelligence Unit (thuộc tạp chí The Economist), Singapore hiện đang phải đối mặt với một thách thức mới, đó là khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Các con số tính toán của các nhà nghiên cứu xã hội cho thấy, có từ 10 % - 15% dân số nước này thuộc diện lao động thu nhập thấp, với thu nhập bình quân ít hơn 1.100 USD mỗi tháng.

Nhiều người đã buộc phải rời khỏi Singapore vì mức sinh hoạt phí quá cao và không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Và ngày nay, những người nhập cư đến Singapore chỉ với chiếc áo trên lưng có thể sẽ không được chào đón như những gì diễn ra cách đây vài vài thập kỷ.

Với 40% dân số là người nhập cư, người ta lo ngại rằng, điều này sẽ khiến bản sắc văn hóa của Singapore trở nên mờ nhạt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại