“Chúng ta nên đi tìm một giải pháp nhằm giải quyết tình trạng của bán đảo Crimea”, ông Andrej Hunko trả lời trong một buổi họp báo.
“Tuy nhiên truyền thông phương Tây chưa một lần bàn về vấn đề này ngoài việc tuyên bố Crimea phải được trả về cho Ukraine”.
Theo ông Hunko, một trong những lựa chọn để giải quyết những tranh cãi giữa Nga và châu Âu là tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý mới, có sự tham gia của các giám sát viên quốc tế để kết quả được cộng đồng quốc tế công nhận.
“Tuy nhiên theo ý kiến của tôi, chính trị gia phương Tây không hề có ý định tìm phương án giải quyết mà cứ tiếp tục đổ lỗi cho Nga và điều đó khiến cho căng thẳng giữa châu Âu và Nga leo thang”, ông nói.
“Trong trường hợp này, bất kỳ đề xuất nào nhằm xác định tình trạng của bán đảo Crimea cũng như vùng Donbass sẽ là một bước đi đúng hướng”, ông kết luận.
Nước Cộng hòa Tự trị Crimea và Sevastopol, một thành phố trên bán đảo Crimea nơi phần lớn người dân là người Nga đã từ chối công nhận tính pháp lý của chính phủ mới được thành lập sau bạo động ở Ukraine vào tháng 2/2014.
Ngày 11/3/2014, Crimea và Sevastopol đã tuyên bố độc lập.
Ngày 16/3 cùng năm, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức, kết quả là 96,77% người Crimea và 95,6% người ở Sevastopol đã chọn tách ra khỏi Ukraine và gia nhập Liên Bang Nga. Tổng thống Nga đã ký văn bản thống nhất vào ngày 18/3/2014.
Vào thời Liên Xô, bán đảo Crimea từng là một phần của Nga cho đến năm 1954, khi Tổng bí thư Nikita Khrushchev đã chuyển sang cho Ukraine.
Những nỗ lực để kết hợp bán đảo Crimea vào hệ thống kinh tế, tài chính, pháp luật, hành chính, quân đội của Nga hiện đang được thực hiện.
Mặc dù Moscow luôn khẳng định rằng cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea về việc tách khỏi Ukraine đều dựa trên luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc, các nước phương Tây và Kiev không thừa nhận tính pháp lý của việc Crimea tái hợp với Nga.