Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, ngày 22/6 nước này đã thông báo cho nhà chức trách Na Uy rằng sẽ ngăn chặn sự trở lại của dòng người di cư quay trở lại thông qua cửa khẩu Borisoglebsk Storkor, đồng thời, nhấn mạnh bước đi này của Nga là vì lý do an ninh và dựa trên thỏa thuận song phương đã ký với Na Uy năm 2011.
Tuy nhiên, những trường hợp ngoại lệ sẽ được xem xét.
Năm ngoái có khoảng 5.500 người di cư, trong đó chủ yếu là người Syria, Afghanistan, Iran, Iraq đã xâm nhập vào Na Uy qua Nga, theo một tuyến đường qua Bắc Cực để vào châu Âu.
Chính phủ Na Uy cho rằng, những người di cư sinh sống hợp pháp ở Nga hoặc đã vào được Nga về mặt pháp lý cần phải lập tức quay trở lại đó, vì cho rằng Nga là một nước an toàn.
Bộ ngoại giao Na Uy cùng ngày khẳng định sẽ không chấp nhận đơn xin tị nạn của hàng nghìn người di cư cho đến khi có “thông báo mới” và rằng Na Uy và Nga cần có “sự phối hợp nhiều hơn nữa”.
Na Uy không thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhưng là một thành viên của khu vực miễn thị thực Schengen.
Trước đó, ngày 11/1, Cơ quan Kiểm soát nhập cư Na Uy thông báo số người nhập cư bị trục xuất khỏi nước này trong năm ngoái là gần 7.900 người.
Phần lớn bị bác đơn xin tỵ nạn do không đủ điều kiện chính đáng để ở lại quốc gia Bắc Âu này./.
Nhà chức trách Nga ngày 24/1, xác nhận nước này đã đóng một cửa khẩu biên giới với Na Uy vì những lý do an toàn nhằm ngăn chặn những người di cư từ đây quay trở lại Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, ngày 22/6 nước này đã thông báo cho nhà chức trách Na Uy rằng sẽ ngăn chặn sự trở lại của dòng người di cư quay trở lại thông qua cửa khẩu Borisoglebsk Storkor, đồng thời nhấn mạnh bước đi này của Nga là vì lý do an ninh và dựa trên thỏa thuận song phương đã ký với Na Uy năm 2011.
Tuy nhiên, những trường hợp ngoại lệ sẽ được xem xét.
Năm ngoái có khoảng 5.500 người di cư, trong đó chủ yếu là người Syria, Afghanistan, Iran, Iraq đã xâm nhập vào Na Uy qua Nga, theo một tuyến đường qua Bắc Cực để vào châu Âu.
Chính phủ Na Uy cho rằng, những người di cư sinh sống hợp pháp ở Nga hoặc đã vào được Nga về mặt pháp lý cần phải lập tức quay trở lại đó, vì cho rằng Nga là một nước an toàn.
Bộ ngoại giao Na Uy cùng ngày khẳng định sẽ không chấp nhận đơn xin tị nạn của hàng nghìn người di cư cho đến khi có “thông báo mới” và rằng Na Uy và Nga cần có “sự phối hợp nhiều hơn nữa”.
Na Uy không thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhưng là một thành viên của khu vực miễn thị thực Schengen.
Trước đó, ngày 11/1, Cơ quan Kiểm soát nhập cư Na Uy thông báo số người nhập cư bị trục xuất khỏi nước này trong năm ngoái là gần 7.900 người.
Phần lớn bị bác đơn xin tỵ nạn do không đủ điều kiện chính đáng để ở lại quốc gia Bắc Âu này./.