Trong cuộc họp với Ngoại trưởng các quốc gia thành viên NATO tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/5, Tổng thư kí khối này, ông Jens Stoltenberg đã nói rằng NATO ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga, song vẫn sẽ mở một cách cửa để đối thoại.
"Quan điểm của NATO vẫn không thay đổi. Chúng tôi đã dừng tất cả các hoạt động hợp tác trên thực tế với Nga, ủng hộ các lệnh trừng phạt kinh tế, song chúng tôi vẫn để ngỏ cơ hội đối thoại chính trị".
Trước phát biểu này trên của ông Stoltenberg, hãng tin Nga Sputnik chỉ đưa ra duy nhất một bình luận rằng NATO đang "quá nhút nhát để bước tiếp về phía trước".
Mới đây, NATO và Bộ Quốc phòng Nga đã nối lại đường dây liên lạc nóng giữa 2 bên.
Báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung khẳng định, Tư lệnh tối cao của NATO tại châu Âu và Ủy ban quân sự NATO đã được phép kết nối liên lạc với những người đồng cấp Nga.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier, người đưa ra sáng kiến thiết lập đường dây nóng này cho rằng, nó sẽ góp một phần vào việc cải thiện quan hệ giữa 2 bên.
"Tôi rất vui vì đề xuất này không chỉ được chấp nhận mà còn được hiện thực hoá.
Đây không phải là một bước đột phát, nhưng nó sẽ bảo vệ chúng ta khỏi việc diễn giải nhầm các tín hiệu và ít nhất cho chúng ta cơ hội để giải quyết một cách kịp thời tình hình giao tranh, tránh phản ứng thái quá mà khiến căng thẳng leo thang".
Năm 2014, NATO đã ngừng tất cả các hoạt động hợp tác về quân sự lẫn dân sự với Nga.
Động thái này diễn ra khi Mỹ, EU và các đồng mình áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào các ngành quốc phòng, năng lượng và ngân hàng của Moscow bởi cáo buộc Nga can thiệp quân sự vào Ukraine - điều mà Nga luôn phủ nhận.
Các lệnh trừng phạt nói trên cũng bao gồm việc đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với một số cá nhân cụ thể.
Cuộc đời bí ẩn của Bộ trưởng QP Triều Tiên vừa bị Kim Jong Un bắn