Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, đặc phái viên các quốc gia thành viên NATO đã thông qua kế hoạch này và sẽ phải quyết định gửi thiết bị quân sự gì tới Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nhấn mạnh, đây là một biện pháp tự vệ.
"Chúng tôi đã nhất trí về gói giải pháp nhằm bảo vệ cho NATO trong thời điểm tình hình trong khu vực đang bất ổn".
Do Thổ Nhĩ Kỳ đã có lực lượng không quân lớn mạnh, các nhà ngoại giao NATO và chuyên gia quân sự cho hay, sự tham gia của liên minh này chỉ là nhằm giải thiểu tới mức tối đa nguy cơ lặp lại một vụ bắn hạ máy bay Nga như vụ Su-24 vừa qua.
Gói giải pháp sẽ được triển khai trong vào tuần tới, bao gồm máy bay trinh sát AWACS cùng các phương tiện quân sự mà theo ông Stoltenberg là nhằm "tăng cường xử lý tình huống trên không, tăng cường hiện diện quân sự, bao gồm máy bay tuần tra trên biển".
Theo đó, Đức và Đan Mạch sẽ gửi các tàu chiến tới.
Máy bay trinh sát AWACS sẽ thực hiện nhiệm vụ giám sát không phận trong vòng bán kính hơn 400 km và trao đổi thông tin thông qua các liên kết dữ liệu số, cùng các căn cứ chỉ huy trên không trên biển và trên mặt đất.
Khi được hỏi liệu bước đi này có phải là nhằm bao quát không phận Thổ Nhĩ Kỳ một cách thận trọng hơn so với Ankara từng làm trước đây hay không, ông Stoltenberg nói:
"Điều này sẽ giúp chúng tôi nhận thức tình hình tốt hơn... minh bạch hơn, khả năng dự đoán tốt hơn và sẽ góp phần ổn định tình hình trong khu vực, hạ nhiệt căng thẳng".
Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng đồng ý triển khai tên lửa đất đối không dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm bảo vệ nước này khỏi bất cứ loại tên lửa nào "lạc" tới đây do cuộc xung đột ở Syria.
Các nhà ngoại giao NATO đang lo lắng rằng Ankara quá hung hăng, và rồi sẽ có thêm những sự cố nữa xảy ra có thể làm căng thẳng thêm tình hình, nhất là sau khi Nga đưa hệ thống phòng không hiện đại S-400 tới Syria.
Theo Reuters, NATO luôn muốn thảo luận với Nga để tránh các sự việc có thể "chọc giận" Nga và khiến nước này tiến hành tuần tra khu vực biên giới quanh Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia Baltic và Biển Bắc.
Các nhà ngoại giao cho hay, Mỹ và các đồng minh châu Âu đang phải đôn đốc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chống IS tích cực hơn ở Syria.
Cụ thể, phương Tây thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa một số khu vực biên giới, nơi các chiến binh và những kẻ buôn lậu dầu thường qua lại, khuyến kích nước này tránh gây thêm các sự cố với Nga, thực hiện tiến trình hòa bình với người Kurd tại đông nam nước mình.