Năm "chiêu đơn giản" để phương Tây đánh trúng điểm yếu của Nga

My Lan |

Học giả có nhiều năm nghiên cứu về Nga cho rằng, châu Âu hoàn toàn có thể giành ưu thế, gây áp lực lên Nga trong dài hạn nếu đủ ý chí thực hiện tới cùng chiến lược đúng đắn.

Học giả có nhiều năm nghiên cứu về Nga cho rằng, châu Âu hoàn toàn có thể giành ưu thế, gây áp lực lên Nga trong dài hạn nếu đủ ý chí thực hiện tới cùng chiến lược đúng đắn.

“Nền tảng mong manh”

Học giả người Anh John Lough cho rằng, đối với các chính phủ phương Tây - những người đã cố gắng 25 năm qua để phát triển các mối quan hợp tác với Nga, thì việc chuyển hướng sang mô hình đối đầu, cạnh tranh thực sự là một thách thức về cả thể chế lẫn trí tuệ.

Ông Lough từng là giảng viên cấp cao, có nhiều nghiên cứu về các nhiều lĩnh vực của Liên Xô trước khi đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng tại NATO.

Chính ông là người đã mở Văn phòng Thông tin đầu tiên của NATO ở Moscow và cũng từng là phát ngôn viên của NATO ở Nga. Ông Lough hiện đang là Phó Chủ tịch công ty tư vấn chiến lược BGR Gabara (Anh).

Thách thức đầu tiên với họ là buộc phải chấp nhận rằng, sau tất cả những nỗ lực đã bỏ ra nhằm xây dựng các mối quan hệ với Moscow dựa trên những giá trị và lợi ích chung đã thất bại.

Điều này, theo ông Lough, là do hậu quả từ những động thái của cả 2 phía.

Các quốc gia phương Tây đã phạm phải nhiều sau lầm khi ứng xử với Nga.

Còn giới lãnh đạo Nga lại đang tìm cách thiết lập một bộ quy tắc mới như một nỗ lực làm suy giảm sự thống trị của các thể chế phương Tây, đồng thời xây dựng một lực lượng toàn cầu, phục vụ lợi ích quốc gia Nga, giảm áp lực cạnh tranh từ bên ngoài.

Học giả người Anh đánh giá, sự lựa chọn chiến lược trên đã khiến Nga phải đối mặt với các rủi ro rất lớn.

"Việc đương đầu với phương Tây đã tước mất của Nga một lực lượng mang tính đối trọng quan trọng khi ứng xử với các mối quan hệ với Trung Quốc cũng như đe doạ sẽ cô lập Nga".

Bài phân tích của học giả này trên tờ The Moscow Times nhận định, Moscow đang sử dụng kết hợp các công cụ mạnh mẽ nhằm đạt được mục tiêu của mình - những công cụ thông tin, quân sự, kinh tế, ngoại giao hay chính trị.

"Song, Nga lại đang làm mạnh tay dựa trên một nền tảng mong manh. Nước này có những điểm yếu rõ ràng về kinh tế và qua thời gian, sự gắn kết về mặt chính trị có thể bị đứt gãy nếu trợ cấp xã hội và quản lý hành chính không được cải thiện".

Từ đó, ông Lough cho rằng phương Tây cần phải nhìn toàn cảnh một bức tranh rộng lớn hơn, tập trung thúc đẩy Moscow áp dụng trở lại các chính sách đôi ngoại và an ninh phù hợp, ổn định tình hình ở Nga và châu Âu.

Chuyên gia cấp cao người Anh
John Lough
Điều nổi bật trong các động thái của Nga suốt 15 tháng qua là việc Moscow dường như không quan tâm tới các chính sách đối đầu mà Liên Xô trước đây đã từng từ bỏ bởi nó không còn phù hợp.

Chiến lược đơn giản, hiệu quả

Chuyên gia người Anh đã gợi ý cho phương Tây một chiến lược "hiệu quả mà rất đơn giản", trong đó sử dụng sức mạnh của mình để đánh vào điểm yếu của Nga. Chiến lược này dựa trên 5 yếu tố chính.

Thứ nhất, cần phải khiến cho Moscow hiểu rằng phương Tây vẫn trung thành với các nguyên tắc: Các quốc gia châu Âu, dù lớn hay nhỏ, đều có quyền chủ quyền để thực hiện các chính sách đối ngoại riêng của mình và chọn lựa đồng minh họ mong muốn.

Thứ hai, tăng cường tính toàn vẹn của NATO, bởi khả năng của liên minh quân sự này đã hoàn toàn mất đi trong suốt 25 năm qua, kể từ khi Nga không còn bị coi là nguồn cơn của các mối đe doạ.

Các quốc gia NATO đã có những lập trường cứng rắn đối với hành động của Nga tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Wales hồi năm trước và họ cần phải tiếp tục đi theo con đường này.

Trên tất cả, họ cần phải nhấn mạnh quyết tâm của mình trong việc duy trì tính vững chắc, đáng tin cậy của khả năng phòng vệ tập thể.

Thứ ba, phải thể hiện rõ cho Nga thấy rằng không ai để cho Ukraine sụp đổ. Điều này sẽ đòi hỏi nhiều sự hỗ trợ về tài chính của phương Tây cũng như hỗ trợ về kĩ thuật - điều mà EU vốn đang vượt trội.

Các quốc gia phương Tây cũng cần tăng cường sự hỗ trợ hiện tại của mình với Ukraine, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, cải cách năng lượng, an ninh nguồn cung khí đốt và cải cách thể chế sâu rộng hơn.

Thứ tư, tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt và khả năng sẽ gia tăng thêm đối với Nga, khi nhiều nước đang coi Moscow là mối đe doạ đối với an ninh của họ - dù rằng Nga đã nhiều lần chỉ trích quan điểm này cho khẳng định họ chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia.

Đối với một số quốc gia châu Âu, thiệt hại kinh tế sẽ khó chống đỡ hơn so với những nước khác, song các thiệt hại của những biện pháp trừng phạt có thể xem như một sự đầu tư vào phòng thủ của EU và NATO.

Ông Lough lưu ý, các biện pháp trừng phạt phải mất thời gian mới phát huy tác dụng và họ chúng có thể sẽ kiềm chế động thái của Nga ở Ukraine.

Thứ năm, cần phải cho công chúng phương Tây nhận thức được mối nguy hiểm đe doạ châu Âu tới từ các chính sách của Nga - đúng như những gì mà châu Âu đang cố gắng tuyên truyền.

Bài báo dẫn kết quả cuộc khảo sát gần đây của Trung Tâm nghiên cứu Pew cho thấy, xã hội châu Âu đã nắm được đầy đủ thông tin về Nga cũng như có những kết luận rõ ràng về động thái, hành vi của Moscow.

Tuy nhiên, họ không cho rằng quốc gia mình cần phải tái đầu tư vào quốc phòng.

Ông Lough đánh giá, các quốc gia phương Tây đang cạnh tranh với Nga về việc tầm nhìn an ninh châu lục của ai nên được áp dụng.

Dù thế, phương Tây nên tin tưởng rằng, nếu họ áp dụng các chiến lược đúng đắn trong trung vào dài hạn, thì lợi thế sẽ thuộc về phía họ và Nga sẽ ngày càng chịu thêm các áp lực, tới mức buộc phải từ bỏ chính sách hiện tại của mình.

Thế nhưng "câu hỏi quan trọng là liệu họ có đủ ý chí để làm như vậy hay không".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại