Mỹ muốn Ba Lan thành siêu cường quân sự sát nách Nga?

Hàn Giang |

Một thế lực quân sự mới đang được hình thành tại Trung Âu.

Theo số liệu thống kê từ Viên Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu quân sự của Ba Lan năm ngoái đã tăng cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu, ngoại trừ Ukraine đang chìm trong chiến tranh và Nga đang đối mặt với các mối đe dọa từ Mỹ và NATO.

Báo chí địa phương cho biết, trong năm nay, kế hoạch chi tiêu quân sự của Ba Lan vừa được đưa ra cũng đứng đầu khu vực.

Đây là một phần trong kế hoạch 10 năm của chính phủ Warszawa, với 36 tỷ USD cho quá trình hiện đại hóa quân đội, tập trung chủ yếu vào các hệ thống phòng thủ tiên tiến.

Năm 2014, chi tiêu của Ba Lan tăng 13%.

Một trong những lý do dẫn đến hành động của Warszawa là: Sự bất ổn từ Ukraine, láng giềng của Ba Lan về phía đông, bất chấp lệnh ngừng bắn được ký kết vào tháng 2.2014.

Ngoài ra, hoạt động của Nga trong khu vực cũng khiến Ba Lan lo lắng.

Tuy nhiên, ngay cả trước khi Tổng thống Putin quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thành một phần lãnh thổ của đất nước.

“Ba Lan, vì những lý do lịch sử, đã thường xuyên quan tâm nhiều hơn các động thái từ Moscow” so với các nước lân cận, Tiến sĩ Sam Perlo-Freeman, ngừng đứng đầu dự án nghiên cứu của SIPRI cho biết.

“Họ luôn muốn chứng tỏ mình là đối tác đang nổi lên của NATO, với nhiều chính sách thúc đẩy quốc phòng mới,” ông nói thêm.

Giới chức Ba Lan cũng thu hút sự ủng hộ của Mỹ, bằng cách tham gia cuộc chiến tại Iraq và cho phép Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ngay bên trong lãnh thổ.

Ngoài ra, Warszawa công bố vào ngày 21.04 rằng, quân đội đã chi hơn 5 tỷ USD mua tên lửa Patriot từ Mỹ cho hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình.

Đáp lại điều này, Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần tuyên bố “Ba Lan là một đồng minh NATO kiên quyết” và nhận định chính phủ Warszawa sẽ tiếp tục kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự trong thời gian tới.

Trước đó, Ba Lan cũng cam kết chi tiêu 2% GDP để “trực tiếp củng cố sức mạnh quân sự với các nước liên minh”.

Tuy nhiên, Ba Lan là một quốc gia ở châu Âu, do đó không thể tránh khỏi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế bên trong khu vực.

Các nước như Estonia, Lithuania và Latvia cũng tỏ ra lo lắng với động thái từ phía Nga, nhưng tình hình kinh tế đã không cho phép chính phủ mạnh tay chi tiêu cho hoạt động quốc phòng.

Sau khi giảm mạnh trong năm 2008, chi tiêu quốc phòng của 3 nước mới bắt đầu tăng nhẹ trong vài năm qua, theo báo cáo từ SIPRI.

Ba Lan vẫn còn một chặng đường dài để bắt kịp các cường quốc quân sự lớn nhất tại châu Âu, như Nga, Anh, Pháp và Đức, nơi thường xuyên chi tiêu từ 50-90 tỷ USD cho quốc phòng trong mỗi năm.

Nhưng với tốc độ hiện tại, Ba Lan sẽ nhanh chóng vượt qua một số quốc gia khác trong khu vực, tiêu biểu là Italia, khi nước này liên tục giảm ngân sách quốc phòng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại