Lỗ hổng lý luận của ông Tập Cận Bình

Danh Đức |

Cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 31-3 ở Washington là một dịp để ông Tập tỏ rõ quan điểm liên quan tranh chấp ở Biển Đông.

​Theo China Daily, ông Tập nói: “Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền cùng các quyền của mình ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông của Việt Nam) và sẽ không chấp nhận bất cứ hoạt động cùng hành vi nào vin vào cớ tự do hàng hải có thể gây hại đến chủ quyền quốc gia của Trung Quốc...

Trung Quốc và Mỹ nên xử lý các tranh chấp chưa có giải pháp này một cách xây dựng để tránh hiểu lầm và leo thang xung đột” .

Do đây là cuộc gặp giữa ông Tập và ông Obama, nên nghe qua dễ hiểu lầm rằng đây chỉ là việc giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng nội dung các phát biểu trên là cho cả thiên hạ nghe, đầu tiên là các nước trên Biển Đông.

Đã qua rồi thời kỳ mà Trung Quốc úp mở gọi Biển Đông bằng cụm từ “lợi ích cốt lõi” như từng thấy vào đầu thập niên này.

Lúc đó, thiên hạ vò đầu bứt tai ráng tự giải thích xem cái mà Trung Quốc gọi là “lợi ích cốt lõi” đó cụ thể nghĩa là gì, ở đâu, ở Biển Đông hay ở biển Hoa Đông, ở Trường Sa hay ở Senkaku / Điếu Ngư...

Tại sao lần này ông Tập cảnh cáo “sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền” trong cuộc gặp ông Obama, trong khi mới sáu tháng trước còn hứa “sẽ không quân sự hóa Nam Hải”?

Chẳng qua hứa cho có trong khi chờ đợi hoàn tất việc biến các thực thể mới bồi đắp, mở rộng thành căn cứ quân sự, đưa các vũ khí hiện đại ra đấy để biến khu vực này trở thành một vùng “cấm máy bay, cấm tàu bè”.

Tuyên bố “sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền cùng các quyền của mình ở Nam Hải” từ Washington quá rõ ràng: Biển Đông là “của Trung Quốc”, đụng vào đó, héo lánh đến đó chính là “vi phạm chủ quyền cùng các quyền của Trung Quốc”, sẽ bị “nghiêm trị”, các phương tiện “nghiêm trị” đã đầy đủ và sẵn sàng!

Để minh họa cảnh cáo chung cho cả thiên hạ này và đặc biệt cho các nước có chủ quyền trên Biển Đông, hai tuần trước đó Trung Quốc đưa tàu hải quân và lùa tàu cá xuống tận Indonesia và Malaysia (khiến hai nước này nháo nhào phòng thủ) và gần đây nhất đưa giàn khoan Hải Dương 943 đến vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán để phân định.

Thật ra, thông điệp trên của ông Tập, “kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”, đã được người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc nêu ra trong báo cáo kế hoạch 5 năm ở kỳ họp quốc hội vừa qua và được bộ trưởng ngoại giao nước này phụ họa cùng lúc, cũng như đã được nêu lên trong “Sách trắng quốc phòng” 2015.

Nay chỉ là lặp lại trước ông Obama, sau gần bốn tháng phân vân chưa biết phản ứng sao trước việc tàu hải quân Mỹ đi vào Biển Đông thực thi tự do hàng hải, cả ở Hoàng Sa lẫn Trường Sa, vào tận bên trong lằn ranh 12 hải lý mà theo luật biển được xem là lằn ranh hải phận, qua đó gián tiếp phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc.

Thông điệp kèm theo, Mỹ thôi “nhân danh tự do hàng hải” và “Trung Quốc và Mỹ nên xử lý các tranh chấp chưa có giải pháp này một cách xây dựng để tránh hiểu lầm và leo thang xung đột”, dễ khiến cho rằng đây là việc của hai “ông lớn” này, nhằm che khuất cảnh cáo trọng tâm cho các nước trên Biển Đông nay phải nằm trong “đường lưỡi bò” 
của Trung Quốc.

Thế nhưng hai tuyên bố của ông Tập lại mâu thuẫn với nhau: đã quả quyết “sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền” mà vẫn còn phát biểu rằng “các tranh chấp chưa được giải quyết”? Đây chính là cái lỗ hổng lý luận.

Lỗ hổng đó là đương nhiên khi không có cơ sở gì để chứng minh chủ quyền của mình! Tất nhiên, thiên hạ đều thấy cái lỗ hổng đó, tỉ như Philippines đang “tham khảo” tòa The Hague và đâu phải ai cũng ngoan ngoãn khoanh tay. Malaysia và Indonesia nay đang tỏ rõ ý chí bảo 
vệ biển của mình!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại