Trong khi đó, các nhà chức trách Litva sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Kiev, và qua đó sẽ làm gương cho các quốc gia phương Tây khác cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Lenta dẫn tuyên bố của Đại sứ Litva Marius Janukonis tại Ukraine khi ông phát biểu trên kênh "Channel 5" (Ukraine) cho biết.
"Ý chí chính trị nhằm giúp đỡ Ukraine là có, và các nhà lãnh đạo tối cao của Litva đã công bố ý tưởng này.
Một số bước sẽ được thực hiện, bao gồm cung cấp vũ khí cho Ukraine", ông Marius Janukonis nhấn mạnh và nói thêm rằng Vilnius có ý định “làm gương cho các quốc gia khác nhằm giúp đỡ Ukraine bằng mọi cách, kể cả kinh tế lẫn quân sự và gửi vũ khí tới Ukraine”.
Trước đó, ngày 19/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng số tiền 612 tỷ USD, trong đó có kế hoạch phân bổ viện trợ quân sự cho Ukraine.
Trong dự thảo ngân sách có điều khoản cho phép cung cấp vũ khí cho Kiev, bao gồm các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ và súng phóng lựu.
Theo các tài liệu dự thảo, Lầu Năm Góc phối hợp với Bộ Ngoại giao có quyền chi 300 triệu USD cho mục đích này.
Ngày 9/6, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk bình luận về kết quả của Hội nghị thượng đỉnh G7 cho biết các nhà lãnh đạo của G7 tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với Kiev.
Theo Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk, ngoài các tín hiệu chính trị Kiev cũng hy vọng những tín hiệu "tài chính và quân sự".
Đặc biệt, Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk kêu gọi các nước cung cấp vũ khí phòng thủ cho Ukraine. "Nó là cần thiết không chỉ đối với Ukraine , mà còn cấn thiết để bảo vệ biên giới phía Đông của Liên minh châu Âu EU.
Hiện nay, chúng tôi đang bảo vệ châu Âu", ông Arseniy Yatsenyuk nhấn mạnh.
Trong cuộc xung đột quân sự ở Donbass, Kiev cũng đã nhận viện trợ quân sự từ một số nước châu Âu, trong đó có một số quốc gia thành viên NATO.
Cho đến nay, Kiev cũng chỉ nhận được số lượng khiêm tốn các loại vũ khí phi sát thương từ các nước.
Nhiều nước châu Âu phản đối kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine. Trong số đó có Đức, Pháp, Đan Mạch, Estonia, Ý, Hungary và Ba Lan.