Hôm thứ Tư, Nga đã đệ đơn kiện lên Tòa án tối cao ở London sau khi hai nước không đạt được một thỏa thuận giải quyết nợ.
"Ukraine dự định và hoàn toàn sẵn sàng bảo vệ quyền lợi của mình liên quan đến các Trái phiếu Châu Âu tại tòa án Anh", Bộ Tài chính Ukraine cho biết trong một tuyên bố.
Kiev đáng ra đã có nghĩa vụ phải trả số trái phiếu châu Âu mà Moscow đã mua từ 21/12 năm ngoái.
Tuy nhiên, nước này vẫn xem khoản vay từ Nga là nợ tư, không nằm trong điều khoản tái cấu trúc cùng với các chủ nợ thương mại khác hồi năm ngoái.
Điều khoản này bao gồm việc xóa 20% số nợ và mở rộng thêm một số điều khoản trả nợ đến tận năm 2027.
Quỹ Tiền tệ quốc tế đã đứng về phía Nga bằng quyết định cho rằng đấy là khoản vay chính thức chứ không phải vay thương mại.
Tuy nhiên, IMF cũng sửa đổi chính sách của mình để phát hành gói cứu trợ trị giá 17,5 tỷ USD được thanh toán trong 4 năm để giải cứu người Ukraine.
Các lãnh đạo mới lên nắm quyền sau cuộc cách mạng tháng 2/2014 thân phương Tây của Ukraine gọi khoản vay từ Nga là món tiền hối lộ trả cho cựu Tổng thống Yanukovich vì quyết định đột ngột từ chối ký hiệp định tự do thương mại với EU vào năm 2013.
Thỏa thuận từ đó đã được phê chuẩn và có hiệu lực vào đầu năm nay.
Đức đã chủ trì cuộc thương lượng nợ gay gắt trong nhiều tháng nay nhằm tránh đi một yếu tố gây phức tạp thêm cho mối quan hệ hàng xóm vốn đã thù địch.
Kiev đã cáo buộc điện Kremlin dàn xếp và ủng hộ cuộc nổi dậy đòi ly thân Nga đã cướp đi hơn 9.000 cuộc sống ở miền đông Ukraine. Moscow chưa bao giờ công nhận điều này.
Đức đã đề nghị Kiev thanh toán khoản nợ bằng cách trả dần mỗi năm 1 tỷ USD cho đến năm 2018. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Ukraine Natalie Jaresko từ chối đề nghị này và khẳng định phải giảm một phần nợ.
Còn phía Nga đang tìm kiếm khoản thanh toán lãi phát sinh và bảo đảm đầy đủ của Ukraine đối với tất cả các lệ phí tòa án sắp tới. Hiện chưa rõ khi nào tòa án London quyết định xử vụ tranh chấp.