Trung Quốc hưởng "lộc" lớn nhờ khủng hoảng Ukraine?

Hải Võ |

Báo Nga Sputnik News nhận định, cuộc khủng hoảng Ukraine là "cơ hội vàng" để Trung Quốc trỗi dậy và vượt mặt Mỹ ở Đông Á.

Bài bình luận của Spunik News hôm 1/3 viết, cho dù thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2.0 đạt được hôm 12/2 vừa qua có được chấp hành một cách toàn diện, thì khủng hoảng Ukraine cũng đem lại hậu quả không tốt đối với tình hình chính trị, quân sự khu vực Đông Á.

Tuy nhiên, những hậu quả này "vô cùng có lợi cho Trung Quốc". Chuyên gia thuộc Trung tâm phân tích chiến thuật và chiến lược Nga Vasily Kashin chỉ ra, Trung Quốc đang có được "cơ hội nhiều năm có một" để tăng cường sự ảnh hưởng tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ukraine: Mỹ tiến không được, lùi không xong

Ông Kashin nhận định, xu hướng diễn biến cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ là thỏa thuận Minsk được các bên chấp hành, chí ít là chấp hành 1 phần.

Một số điểm khó khăn trong thỏa thuận là yêu cầu Ukraine phải cải cách Hiến pháp và một số điều khoản liên quan tới việc đóng cửa biên giới Nga - Ukraine.

Tuy vậy, việc quân đội Kiev rút vũ khí hạng nặng khỏi tiền tuyến được xem là một biểu hiện tích cực.

Mỹ buộc phải đâm lao theo lao vào cuộc khủng hoảng Ukraine để... giữ hình ảnh. Ảnh: TASS.

Mỹ buộc phải "đâm lao theo lao" vào cuộc khủng hoảng Ukraine để... giữ hình ảnh. Ảnh: TASS.

Theo ông Kashin, thỏa thuận Minsk chỉ có tác dụng "giảm nhiệt" cục diện căng thẳng, bởi thỏa thuận ngừng bắn này đạt được xuất phát từ thất bại của quân đội Ukraine tại thị trấn chiến lược Debaltseve.

Ukraine đã "buộc phải ký thỏa thuận". Trên thực tế, Kiev luôn tỏ thái độ bất mãn với các điều khoản trong thỏa thuận này. Nói cách khác, mâu thuẫn Nga - Mỹ tại Đông Âu không được giải quyết.

Sputnik cho rằng, điều này cũng đồng nghĩa với khả năng rất lớn rằng những tuyên bố tăng cường sự hiện quân sự của NATO tại Đông Âu cũng như viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ được thực hiện.

Bên cạnh đó, việc Mỹ gia tăng quy mô viện trợ đối với Ukraine là xu thế khó tránh.

Hồi tháng 11/2014, Washington đã cung cấp gói viện trợ quân sự 1,18 tỷ USD; cùng với đó là gói cứu trợ kinh tế và nhân đạo lên tới 3,2 tỷ USD, đồng thời đảm bảo gói vay thêm 1 tỷ USD cho Ukraine.

Sputnik đánh giá, mục tiêu của Mỹ và liên minh châu Âu (EU) không ngoài việc thâu tóm các dự án tái thiết Ukraine, giống như việc họ từng làm tại Iraq nhưng thất bại.

Điểm khác biệt của Ukraine so với Iraq là, Iraq có nguồn dầu mỏ phong phú đáp ứng nhu cầu vốn của họ, trong khi Ukraine gần như "tay trắng".

đại sứ trung quốc tại bỉ
khúc tinh
Mỹ không muốn nhìn nhận rằng sự hiện diện của họ tại bất kỳ nơi nào trên thế giới đang bị yếu đi. Nhưng thực tế là nguồn lực của Mỹ có giới hạn, và họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để duy trì tầm ảnh hưởng đối với các vấn đề quốc tế.

Cho dù cuộc xung đột đạt được hòa giải thì cũng không ngăn cản được Ukraine biến thành một trong những "điểm nóng" quan trọng nhất trên thế giới.

Hình tượng cũng như tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới chủ yếu được đánh giá dựa trên vai trò duy trì an ninh châu Âu của Washington, do đó Mỹ không cho phép mình tỏ ra "yếu thế" trước Nga tại Ukraine.

Trong khi đó, nguồn lực của Mỹ lại có giới hạn, chưa kể đến việc nước này leo thang cuộc chiến với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) khiến chiến lược "xoay trục sang châu Á" của Tổng thống Obama đang bị đặt dấu hỏi.

"Cơ hội vàng" cho Trung Quốc

Khi Mỹ còn bận dồn toàn lực kiềm chế Nga về quân sự và tiến hành cô lập Moscow về ngoại giao, nước này khó lòng mở rộng sự hiện diện quân sự tại Đông Á.

Chuyên gia Vasily Kashin đánh giá, cục diện Đông Á hiện tại - với sự mờ nhạt của Mỹ - đang là "cú nghỉ chiến lược" của Washington mà Trung Quốc có được kể từ khi bước sang thế kỷ 21.

Ông Kashin đánh giá, Trung Quốc có thể tranh thủ giai đoạn này để tăng cường sức mạnh quân sự và nâng cao vị thế chính trị quốc tế của mình.

Trước đó, "cú nghỉ chiến lược" đầu tiên của Mỹ mà Trung Quốc có được chính là sau sự kiện 11/9/2001. Khi ấy, Mỹ gần như đầu tư toàn bộ nguồn lực vào các cuộc chiến tại Afghanistan và sau đó là Iraq.

Khác với "cú nghỉ" thứ nhất, lần này Trung Quốc sẽ không đơn thuần sử dụng cơ hội thứ 2 chỉ để nâng cao tiềm lực quốc gia. Trong 10 năm qua, Bắc Kinh đã thực hiện những bước tiến đáng kể về kinh tế cũng như quân sự.

Hiện tại, Trung Quốc đang đứng ở "cửa ngõ" của một giai đoạn hiếm có, là cơ hội để nước này thay đổi vị thế của mình, nâng cao tầm ảnh hưởng tại khu vực cũng như quốc tế.

Tuy nhiên, ông Vasily Kashin cũng nhận định, thời kỳ này chưa chắc đã kéo dài quá lâu, vì vậy Trung Quốc nên "tận dụng một cách hiệu quả nhất".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại