Đồng minh không được "thừa nhận" của Mỹ
Michael Doran, cựu cố vấn an ninh làm việc dưới quyền Tổng thống George Bush, kêu gọi Mỹ đưa ra một chính sách tăng cường hợp tác giữa các liên minh như Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel nhằm chống lại Iran.
"Chỉ Mỹ mới có thể kéo các quốc gia này lại gần nhau", ông nói.
Nếu không làm được điều này, Israel sẽ phải đối mặt với quân đội và tên lửa của Iran tại phần biên giới giáp Syria và "Israel hầu như không thể phản kháng".
Ông Doran cảnh báo rằng tình hình Syria có thể "nhanh chóng chuyển biến theo hướng xấu đi".
Tổng thống Mỹ Barack Obama là "đại diện của một khuynh hướng trong giới lãnh đạo an ninh quốc gia, xem Iran là đồng minh tự nhiên của Mỹ. Đó là một quan điểm khá vững chắc, nhưng họ lại không muốn công khai ra ngoài bởi nó không được ủng hộ", ông Doran nói.
Khi được hỏi về những bước của chính phủ mới sắp tới nếu Nga và Tổng thống Assad, người được Iran chống lưng, cùng nhau củng cố sức mạnh, ông Doran nhận định rằng "Mỹ chắc sẽ phải vội vàng tới giúp các đồng minh trong khu vực."
Bình luận về vệc, việc Mỹ đối đầu trực tiếp với Nga tại Syria có mạo hiểm không, cựu viên chức Nhà Trắng nói rằng nếu phải thực sự giao tranh với Nga, "chúng ta có thể đặt ra các lệnh trừng phạt."
Tổng thống Syria Bashar Assad vẫy chào người dân tại thủ đô Damascus. Ảnh: Reuters
Ông tiết lộ, khi còn ở trong Nhà Trắng và phải đối mặt với các nước như Syria hay Iran, luôn có những kênh mật được nghe những thông điệp khác hẳn so với bên ngoài.
"Tôi là bạn và có thể giải quyết vấn đề giúp anh. Tại sao lại thân thiết với người Saudi và người Do Thái vậy? Hãy làm việc với tôi. Đúng, chúng tôi cũng có những người kiên quyết bảo vệ lập trường như anh, nhưng chúng tôi có thể đưa ra một thỏa thuận", ông Doran thuật lại.
Nhiều người Mỹ cũng thấy rằng thỏa thuận sẽ đem tới lợi ích cho đất nước. Chuyên gia về vấn đề Trung Đông đồng thời cũng nói thêm rằng ứng viên Tổng thống Donald Trump chính là một trong những người tin vào việc thỏa thuận.
Vấn đề không chỉ ở Obama, mà còn bởi các Tổng thống trước đây cũng nhìn Trung Đông dưới lăng kính từ thời Chiến tranh lạnh.
Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và các quốc gia vùng Vịnh về phe Mỹ, còn những nước khác như Iraq, Syria và Iran sau Cách mạng Hồi giáo 1979 về phe Nga.
Quân đội Nga tiến vào Syria. Ảnh: btonline
Tổng thống Obama cũng vậy, ông phân loại khu vực thành hai phần rõ ràng: "những người chưa chắc đã là bạn và những người có khả năng thành bạn", và "kẻ địch" duy nhất là những tổ chức như al-Quaida hay IS.
Lối suy nghĩ này đã dẫn tới việc Mỹ với mở cửa trở lại với Iran và việc "chúng ta không có quân đội ở Arab để rút về".
Assad sẽ không còn là người trực tiếp cầm lái?
Ông Doran cũng chỉ trích tỷ phú Trump và ứng viên cùng đảng là thượng nghị sỹ Ted Cruz về những kế hoạch phi thực tế nhằm đánh bại IS.
Tỷ phú Trump thì nói tới việc thỏa thuận với Tổng thống Nga Putin, trong khi nghị sỹ Cruz lại đề ra kế hoạch thỏa thuận với Assad và đánh bom IS. Tất cả đều là "lời nói viển vông".
Giáo sư Eyal Zisser, chuyên gia hàng đầu về vấn đề Syria, khẳng định rằng Mỹ "rõ ràng không còn là cường quốc trong khu vực nữa".
Lý do hiện nay nhiều người dân Israel lên tiếng kêu gọi đất nước đi theo Ai Cập và Syria, khôi phục lại quan hệ với Nga là bởi họ cho rằng "Tổng thống Putin luôn ủng hộ đồng minh của mình."
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: FLASH90
Tổng thống Assad cho rằng vấn đề không chỉ nằm ở một vài nhóm nổi dậy hay IS, mà là ở "tất cả cư dân người Sunni" - ông Zisser nói.
Vì vây, Syria và đồng minh cùng đi tới kết luận rằng phải đuổi người Sunni ra khỏi đất nước, thậm chí đã thành công tại một vài vùng.
Chuyên gia người Israel còn nhấn mạnh rằng quy mô lần can thiệp vào Syria này của Nga lớn tới mức, nếu so với những trận tấn công IS của liên minh do Mỹ đứng đầu, nhiều người sẽ cho rằng "chính phủ Mỹ không nghiêm túc chiến đấu chống IS."
Có những người lin rằng sau khi cuộc chiến Arab nổ ra, sức mạnh của Iran, Nga và Syria sẽ bị suy yếu, tuy nhiên, giờ đây, điều hoàn toàn ngược lại đang diễn ra, ông Zisser tiếp tục
"Với sự ủng hộ của Nga và Iran, chính phủ Syria hoàn toàn có thể giành lại quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ nước này." - giáo sư nói
Nếu giành phần thắng trong cuộc nội chiến, Tổng thống Assad có lẽ sẽ rút ra kết luận rằng quyền lực là điều duy nhất đảm bảo sự tồn tại của ông, từ đó tăng cường tái xây dựng một đội quân hiếu chiến với sự ủng hộ của Nga.
"Syria sẽ thay đổi, Tổng thống Assad, thay vì là người trực tiếp cầm lái, sẽ chịu sự ảnh hưởng của Nga và Iran".
Khi được hỏi quan điểm về tình hình Syria, chuyên gia Zisser trả lời: "Sẽ xấu đi trước khi tốt dần lên."