Một số nhà phân tích chỉ ra rằng thế lực của các nhóm Hồi giáo Shiite được Iran hậu thuẫn đang chiến đấu chống IS ở Iraq gia tăng là bằng chứng cho “âm mưu thành lập một nhà nước bí ẩn trong lòng Iraq”, tương tự Hezbollah ở Lebanon.
“Nếu IS bị đánh bật ra khỏi Iraq và các chiến binh Shiite được Iran hậu thuẫn trở thành thế lực hùng mạnh nhất ở nước này thì đó là kết cục rất có hại đối với sự ổn định và chủ quyền của Iraq” - tướng David Petraeus, Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Iraq giai đoạn 2007-2008, lo ngại.
Tuy nhiên, theo báo The Guardian, mối lo ngại nêu trên hoàn toàn phóng đại. Tầm ảnh hưởng của Iran ít có khả năng tạo ra một nhà nước bên trong Iraq cho dù thỏa thuận hạt nhân đạt được hay không.
Trong khi đó, theo kênh Fox News, sự kiện TP Ramadi - Iraq rơi vào tay IS đã khơi dậy làn sóng chỉ trích chính sách trong khu vực của chính quyền Tổng thống Barack Obama - từ quyết định rút toàn bộ quân Mỹ năm 2011 đến chiến lược chống IS chủ yếu dựa vào không kích.
Liên Hiệp Quốc cho biết 25.000 người dân đã chạy khỏi Ramadi sau khi IS chiếm giữ thành phố này. Việc khoảng 3.000 tay súng người Shiite đang tập trung lực lượng để tái chiếm Ramadi từ tay IS khiến các cựu quan chức Mỹ lo ngại.
Sau khi giành lại được TP Tikrit hồi tháng trước, nhiều tay súng Shiite đã gây ra làn sóng giết chóc, cướp phá và Washington lo rằng IS sẽ lợi dụng điều này để kích động các cuộc xung đột Shiite - Sunni tại Ramadi.
Kim Jong Un nổi giận vì trang trại rùa... không nuôi nổi tôm