Iran hướng dẫn Nga cách đối phó với phương Tây

Tuệ Minh |

Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Iran có thể là bước tiến mới trong quan hệ đối tác giữa Nga và Iran. Thêm vào đó, Tehran có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm với Moscow về cách đối phó với phương Tây.

Theo nhà báo Syria Abbas Juma, Nga và Iran có một lịch sử quan hệ lâu dài. Dù sau khi dỡ bỏ cấm vận, mối quan hệ giữa Iran, châu Âu và Mỹ sẽ cải thiện đáng kể và nhiều người “lo ngại cho tương lai đối tác Nga - Iran”.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Juma, Moscow không phải lo lắng về vấn đề này.

Một lịch sử trải dài hàng thế kỷ

Quan hệ ngoại giao giữa Nga và Iran được thiết lập từ hơn 400 năm trước dưới triều đại Ruriks khi cả hai nước đạt được sự phát triển mới về chính trị và kinh tế.

Cả Nga và Iran khi đó đều phải đối mặt với vấn đề thống nhất chính trị và sự hình thành các thị trường hợp nhất, vì vậy mỗi bên đều có kinh nghiệm và bài học để chia sẻ với nhau ở nhiều lĩnh vực.

Trước những dấu ấn lịch sử đó, ông Juma phân tích “trong bốn thế kỷ qua, quan hệ giữa Nga và Iran đã cũng trải qua rất nhiều sóng gió.

Đó là cuộc chiến Nga-Ba Tư thế kỷ 19, cái chết của nhà ngoại giao Nga Alexander Griboyedov trong vụ thảm sát đại sứ quán Nga ở Tehran năm 1829.

Thêm vào đó, giáo sĩ người Shiite ở Iran từng cho rằng Liên Xô là “quỷ satan” vì đã bán vũ khí hiện đại cho Tehran trong những năm 1980. Các binh lính Nga cũng từng vài lần xâm phạm lãnh thổ Iran và người dân hai bên cũng không mấy nhiệt tình trong việc xoa dịu tình hình.

“Nhưng đó là cách dòng chảy lịch sử diễn ra”, ông Juma viết, “Những điểm sáng cũng đủ để xóa tan các đám mây mù, và các tiến trình cứ lặp đi lặp lại. Vì vậy, dù sự sụp đổ của Liên Xô có thể có những hậu quả tiêu cực đối với Nga thì mối quan hệ Nga-Iran không nằm trong số đó”.

Ông Juma phân tích, Tehran đã không còn sợ hãi “quỷ satan” và nhận ra rằng việc tái thiết mối quan hệ hợp tác thân cận với Moscow sẽ đem lại nhiều lợi ích cho họ. Đó là điều nên làm.

Năm 1992, Nga và Iran đã ký một hiệp định về việc xây dựng nhà máy năng lượng hạt nhân Bushehr và cho đến nay hai bên đã tiếp tục ký kết hợp đồng xâu dựng nhà máy Bushehr thứ 2.

Kể từ năm 2012, trước cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, mối quan hệ giữa Moscow và Tehran lại được “hâm nóng” một lần nữa và trở thành đề tài thảo luận chính trên thế giới thời điểm đó.

Giống như phương Tây từng lo sợ về sự ảnh hưởng của Liên Xô đối với Tehran, ngày nay một lần nữa lại phải cố gắng ngăn chặn việc hai cường quốc đang lên này xích lại gần nhau.

Đây không phải điều ngẫu nhiên, ý tưởng về mối quan hệ đồng minh chính trị-quân sự giữa Iran và Nga đang dần hình thành, trở thành đối tượng khiến NATO phải bận tâm.

“Đối thoại đa phương, kiên định với Iran đã trở thành một trong những hướng ngoại giao chính trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Putin. Có thể nói đến việc hồi tháng 3/2001, Hiệp ước về quân hệ và hợp tác giữa Liên bang Nga và Iran đã được ký kết.

Ngày nay, theo điều 18 của hiệp ước, Moscow và Tehran đang duy trì hợp tác với nỗ lực giải quyết các vấn đề trọng tâm của thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Syria và Iraq”, ông Juma nhấn mạnh.

Nga có thể học hỏi gì từ Iran

Khi Phương Tây đã chính thức dỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với Tehran, ông Juma cho rằng Iran cũng có thể học được một hai điều từ Iran làm thế nào để đứng vững trong khi phương Tây đang cố gắng cô lập họ.

Juma cho biết: “Khi Mahmoud Ahmadinejad được bầu làm Tổng thống năm 2005, các lệnh cấm vận ập đến với Iran. Dưới chế độ của ông, cùng với chương trình làm giàu uranium của nước này, Iran trở thành chủ điểm của những lệnh cấm vận hà khắc nhất của Mỹ và các nước đồng minh.

Tuy nhiên, Iran đã thành công trong việc trở thành cường quốc dẫn đầu trong khu vực, buộc các quốc gia khác phải ngồi vào bàn đàm phán.

Giờ đây, các lệnh cấm vận Iran đã được gỡ bỏ, người Iran có thể đứng trước thế giới, tự tin và tự hào”.

Hoàn cảnh của Iran đã giúp nước này độc lập, tự làm ra mọi thứ bằng chính đôi tay của mình, từ đôi dép cho đến máy bay không người lái. Những người tốt nghiệp từ các trường ở Iran đã trở thành chủ nhân giải thưởng Nobel và giữ các vị trí hàng đầu tại các trung tâm công nghệ cao thế giới.

Trong lĩnh vực y dược, Iran cũng gần như 100% tự cung tự cấp, chủ động phát triển ngành công nghiệp dược phẩm, tiến hành các ca phẫu thuật khó và làm tốt cả mà không cần nhập khẩu trang thiết bị.

Ông Juma cho rằng: “Tất nhiên, Iran cũng có những vấn đề tồn tại, lĩnh vực ngân hàng phải chịu áp lực từ lệnh cấm vận, nền kinh tế không thể cải thiện xứng tầm và mức tăng trưởng chậm hơn.

Nhưng cần phải nhớ rằng tình trạng mà Tehran phải đối mặt 40 năm trước và so sánh với Iran ngày nay.

Nga sẽ có lợi khi học hỏi kinh nghiệm từ Iran trong lĩnh vực thay thế nhập khẩu bởi sự cấm vận của phương Tây đối với Moscow theo các chuyên gia sẽ không được dỡ bỏ trong thời gian ngắn”.

Hợp tác quân sự, chính trị, năng lượng và kinh tế

Ông Juma cho rằng thời kỳ hậu cấm vận, Iran có thể trở thành một đối tác tốt của Nga trong nhiều lĩnh vực.

Vào tháng 11/2015, theo sau các cuộc đối thoại với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ việc Moscow sẵn sàng cung cấp 5 tỷ USD tín dụng cho Tehran.

Sau các cuộc đàm phán, ông Putin đã lựa chọn 35 dự án ưu tiên triển khai liên quan đến năng lượng, xây dựng, bến cảng và đường sắt.

Cùng lúc đó, hai nước cũng đồng ý hợp tác trong lĩnh vực gas và dầu khí. Mehdi Hosseini, Chủ tịch Ủy ban tái cơ cấu hợp đồng dầu khí, thuộc Bộ dầu khí Iran, tuyên bố Gazprom và Lukoil rất có triển vọng tiếp cận thị trường Iran.

Bộ trưởng Bộ dầu khí Iran cũng bày tỏ tự tin rằng sự hợp tác giữa Moscow và Tehran trong lĩnh vực năng lượng sẽ tiếp tục vươn xa.

“Về lĩnh vực quân sự, chúng ta có thể chứng kiến các bản hợp đòng mới trị giá hàng tỷ USD bởi tình hình ở Trung Đông vẫn còn nhiều bất ổn, Iran cần hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình và nước này cũng đặc biệt ưa thích các sản phẩm vũ khí Nga”, ông Juma nhận định.

Scandal giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang để nhắc tới. Theo ông Juma, Moscow và Ankara từng kết nối bởi nhiều hợp đồng ở các lĩnh vực khác nhau, vì vậy giờ đây Nga cần tìm kiếm một đối tác mới để “lấp chỗ trống”.

Ngoài ra, Iran đang dần trở thành một nước xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn vì vậy Nga có thể dễ dàng thu mua các sản phẩm của quốc gia Hồi giáo này.

Cuối cùng, chuyên gia Juma nhận định, việc đơn giản hóa thủ tục visa giữa hai nước có thể đóng một vai trò quan trọng để thắt chặt hợp tác, đây là con đường mà hai nguyên thủ đã từng đề cập.

Ngày 23/11/2015, trong chuyến thăm của Putin tới Iran, hai nước đã ký hiệp định miễn visa du lịch cho một số công dân.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại