Học giả Nhật Bản: "Nếu không gặp Abe, Trung Quốc sẽ mất mặt"

Hồng Anh |

(Soha.vn) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, cần một cơ chế quản lý khủng hoàng "nhiều lớp lang" với Trung Quốc, gồm các cơ quan quốc phòng và cơ quan thực thi luật hàng hải.

Viện Nghiên Cứu quốc phòng Quốc gia NIDS, cơ quan nghiên cứu chính sách của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản cần thảo luận và chia sẻ các tiêu chuẩn an toàn về hoạt động quân sự giữa theo một khuôn khổ đa quốc gia "ít bị ảnh hưởng bởi đối đầu chính trị".

Trong Báo cáo an ninh Trung Quốc 2013, NIDS nhấn mạnh một cơ chế như thế này là cần thiết trong tình hình trao đổi quốc phòng song phương thường bị gián đoạn khi quan hệ chính trị giữa 2 nước xấu đi. "Một cách thức quản lý khủng hoảng với Trung Quốc sẽ ngăn chặn những tai nạn hoặc hiểu lầm gây leo thang thành đối đầu quân sự".

Theo bản báo cáo, đối với Trung Quốc, một cuộc khủng hoảng là "cơ hội" để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình cũng như có động thái nhằm nhằm cân bằng giữa kiểm soát khủng hoảng và theo đuổi lợi ích quốc gia, tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc phần lớn vào việc Trung Quốc sẽ quyết định xử lý nó như thế nào.

Báo cáo thường niên này của NIDS được đưa ra trong thời điểm căng thẳng Trung - Nhật dâng cao quanh vấn đề chủ quyền đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và chuyến thăm hồi cuối năm ngoái của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới đền Yasukuni.

Ông Masayuki Masuda, một học giả tại NIDS cho rằng Nhật Bản và Trung Quốc nên thiết lập các đường dây nóng để tránh đối đầu, đồng thời tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp cấp cao: "Nếu Trung quốc không gặp gỡ Abe, điều này sẽ không chỉ là sự thất bại của Nhật Bản, mà Trung Quốc cũng sẽ mất mặt".

Gần đây, Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy một cuộc gặp gỡ, hội đàm song phương ở nhiều cấp độ với Trung Quốc. Tại Diễn đàn kinh tế Thế giới ở Davos (Thuỵ Sĩ), ông Abe tái khẳng định: "Cánh cửa đối thoại của tôi luôn luôn mở... Thay vì từ chối đối thoại khi vấn đề chưa được giải quyết, chúng ta nên có các cuộc hội đàm bởi giữa chúng ta còn tồn tại các vấn đề, Nhật Bản và Trung Quốc không thể tách rời".

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn khăng khăng từ chối vì cho rằng đề nghị này không đủ chân thành. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương thậm chí đã thẳng thắn tuyên bố các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều rất bận và muốn dành thời gian để làm những việc khác có ích hơn: "Nhà lãnh đạo Nhật Bản đừng mơ có một cuộc gặp gỡ vô nghĩa khi vẫn từ chối nhìn nhận sau lần và tiếp tục đưa ra các nhận xét tiêu cực về Trung Quốc".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại