Giải mã thất bại của "Đại đế" xuất sắc bậc nhất Trung Hoa cổ đại

Nguyễn Nhung |

Tiền Tần Vương Phù Kiên được coi là một trong 5 hoàng đế xuất sắc nhất lịch sử Trung Hoa. Nhưng vì đâu, vị vua này không thể thực hiện tham vọng thống nhất toàn Trung Quốc?

Đó là nhận định của nhà nghiên cứu lịch sử Phạm Văn Lan của Trung Quốc.

Theo đó, 5 vị vua trong lịch sử nước này xứng đáng được coi là "đại đế" nhất bao gồm: Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Tiền Tần Vương Phù Kiên, Đường Thái Tông Lý Thế Dân và Hoàng đế Khang Hy triều Thanh.

Trong số 5 bậc quân vương trứ danh này, Phù Kiên là một Hoàng đế ưu tú. Quân sư thân cận nhất của Phù Kiên là Vương Mãnh cũng là một trong tướng quân xuất sắc nhất bậc nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc.

Tiền Tần Vương Phù Kiên - người được đánh giá là 1 trong 5 Hoàng đế xuất sắc nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại.

Tiền Tần Vương Phù Kiên - người được đánh giá là 1 trong 5 Hoàng đế xuất sắc nhất lịch sử Trung Quốc cổ đại.

Nhưng tại sao, là một Hoàng đế giỏi, Phù Kiên vẫn không thể hoàn thành tâm nguyện thống nhất toàn Trung Quốc của mình?

Học giả Phạm Văn Lan chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Phù Kiên nằm ở cách tổ chức, lãnh đạo và quản lý quân đội của chính bản thân ông.

Nói một cách cụ thể hơn, đại bản doanh nhà Tiền Tần quá lỏng lẻo, căn cứ địa không vững chắc, chỉ cần phong vân có biến, lập tức có thể khiến quân, tướng tan đàn xẻ nghé.

Ngay cả khi Phù Kiên xây dựng được giang sơn, giang sơn đó cũng dễ dàng sụp đổ.

Tựu chung lại, nguyên nhân quyết định thắng thua, nằm ở cách dùng người. Trước trận Phì Thủy, Phù Kiên đánh trận nào thắng trận nấy, đại nghiệp liên tục xuất hiện những kỳ tích mới.

Nhưng, sau trận Phì Thủy, thất bại nối tiếp thất bại, di hận thiên cổ. Tất cả là do nhìn nhầm người.

Thành công nhờ chiêu tụ hiền tài

Từ thời trai trẻ, hoàng đế nhà Tiền Tần đã tỏ ra là một người xuất sắc. Ông được quan viên các nơi đánh giá là một nhân tài, hội tủ các đức tính tốt: hiếu thuận, liêm khiết chính trực, có học thức và hiểu chính sự...

Phù Kiên cũng là người nổi tiếng sòng phẳng, có công sẽ thưởng, có tội chịu phạt. Chỉ cần là nhân tài, ông sẵn sàng bỏ qua xuất thân, lai lịch, cho họ cơ hội phò tá. Với những người bất tài vô dụng, dù là người xuất thân từ tầng lớp nào, ông cũng thẳng tay loại bỏ.

Với nguyên tắc này, ông đã tuyển chọn và trọng dụng được nhiều thuộc hạ thực sự có tài. Một trong số đó là Sơn Đông Hàn sĩ Vương Mãnh.

Chân dung quân sư Vương Mãnh phò tá Tần Tiền Vương Phù Kiên.

Chân dung quân sư Vương Mãnh phò tá Tần Tiền Vương Phù Kiên.

Là quân sự thân tín bậc nhất của Phù Kiên, Vương Mãnh đã phò tá, bảo vệ đế vương, giúp Hoàng đế nhà Tiền Tần chỉnh đốn nội chính. Trong vòng hơn chục năm, ông đã cùng Phù Kiên thống nhất phương Bắc, cùng với Đông Tấn hành thành nên cục diện Nam Bắc đối đầu.

Những ghi chép và đánh giá còn lưu lại đến ngày nay cho thấy, sự nghiệp của Phù Kiên trong giai đoạn đầu sở dĩ thuận buồm xuôi gió, là nhờ có trợ thủ đắc lực Vương Mãnh.

Theo đánh giá của Tiền Tần Vương, quân sư họ Vương là một hiền thần túc trí đa mưu, có thể sánh ngang với Y Doãn, Tử Sản. Chính vì lẽ đó, Vương Mãnh ngày càng giành được sự tín nhiệm và được Phù Kiên đảm bảo quyền lực và uy thế.

Đại bại vì tin cậy nhầm người

Trước khi Phù Kiên tiếp quản, Tiền Tần không khác gì một mảnh đất hoang tàn, tứ phân nghũ liệt, dân cư hỗn tạp đến từ nhiều dân tộc khác nhau, từ sớm đã hình thành nên một vương quốc bộ lạc độc lập hoặc bán độc lập.

Sau khi giành được một nửa giang sơn, binh lực của nhà Tiền Tần dù nhiều, nhưng thành phần tương đối phức tạp, đặc biệt là chưa hình thành cục diện đại đoàn kết toàn dân, chính quyền chưa ổn định.

Trong khi đó, nhà Đông Tấn đã là một nước giàu có, trên dưới hợp nhất một lòng. Vì thế, thời cơ để thôn tính Đông Tấn, thống nhất toàn quốc vẫn chưa chín muồi.

Nhìn xuyên thấu cục diện thời thế cũng như tình hình chính trị của nhà Tiền Tần, nên khi lâm bệnh nguy kịch, Vương Mãnh đã góp ý với Phù Kiên, rằng về đối ngoại, cần xây dựng và duy trì mối quan hệ bang giao tốt đẹp với Đông Tấn.

Cùng với đó, việc đối nội nên từng bước thanh trừ ẩn họa, tu dưỡng những nhân tài mới, dĩ an xã tắc, tuyệt đối không thế coi nhẹ Phạt Tần (một bộ tản văn lịch sử của người Tiền Tần).

Sau khi Vương Mãnh qua đời, các quần thần của nhà Tiền Tần khi đó và cả hậu thế, đã luôn đặt chữ đức lên đầu, đề phò tá quân vương. Ôn hòa, nho nhã được coi là chí thượng.

Tuy nhiên, song song với đó, họ cũng thẳng thắn phê phán việc Tiền Tần Vương quản lý nội chính không nghiêm, không duy trì được nguyên tắc thưởng phạt phân minh, dùng người không tìm hiểu kỹ…

Nếu như trong những năm đầu, Tiền Tần Vương được người đời biết đến với tính tiết kiệm, thì nay cũng bắt đầu chi tiêu thái quá cho các cung điện.

Vào thời điểm đó, nhà Tiền Tần có hàng chục người như Mộ Dung (người bộ lạc Tiên Ti), Diêu Trường (người dân tộc Khương). Họ nguyên là những quan chức trọng yếu của các nước thù địch, đầu quân cho Tiền Tần chỉ vì quyền lực và tìm chốn nương thân.

Vì lẽ đó, trong đầu những người này luôn tính toán sẵn thời cơ, mưu đồ lấy lại quyền thế cho mình.

Tuy nhiên, Phù Kiên bỏ ngoài tại những lời khuyên can của Vương Mãnh, không hỏi, không tra, không phòng, nhất loạt phong những người này làm tướng.

Điều này khiến quần thần bất mãn, phản ngịch, lâu dàn thành quen. Đây cũng là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều quan viên làm điều ác không thấy day dứt lương tâm.

Thậm chí việc bị bắt vì có tội, cũng không khiến nhiều người lo lắng, bởi họ sẽ không bị khép vào tội chết. Sự hỗn loạn này, không tìm được cách kìm hãm.

Quân Tiền Tần đại bại trước quân Đông Tấn trong trận Phì Thủy.

Quân Tiền Tần đại bại trước quân Đông Tấn trong trận Phì Thủy.

Sau này, Tư Mã Quang – một học giả lớn và là Thừa tướng dưới thời nhà Tống nói rằng,  có công không thưởng, có tội không phạt, cho dù là Nghiêu, Thuấn cũng không trị vì được nước nhà, huống chi Phù Kiên!

Trong hội nghị được tổ chức trước khi kéo quân xuống phía Nam chinh phạt Đông Tấn, các triều thần thực tâm lo cho xã tắc đã không ngừng khuyên can Phù Kiên, không nên xuất binh. Ngược lại, nhóm người như Mộ Dung Thùy, Diêu Trường tích cực xúi bẩy quân vương.

Đáng tiếc là Phù Kiên đã bỏ ngoài tai những lời nhắn nhủ của quân sư Vương Mãnh.

Vì kiêu ngạo tự đại, gấp rút muốn thành công, bất chấp những lời khuyên của quần thần, năm 383, Tiền Tần Vương dốc binh cho trận Phì Thủy.

Trong trận chiến này, quân Tiền Tần bị đẩy lui. Bắt đầu từ đây, nhà Tiền Tần nhanh chóng sụp đổ. Bản thân Phù Kiên cũng bị giết trong năm 385, dưới tay người mà ông đã tín nhiệm là Diêu Trường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại