Giá dầu khiến Saudi Arabia bị dự báo phá sản

Thăng Điệp |

Saudi Arabia, quốc gia sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới, có thể phá sản chỉ sau vài năm nữa, theo một dự báo mà hãng tin CNBC vừa đưa ra.

Đợt giảm giá chóng mặt của dầu thô đang khiến ngân sách quốc gia của Saudi Arabia gặp thách thức lớn.

Chính phủ quốc gia vùng Vịnh này đã phải cắt giảm chi tiêu và cân nhắc bán cổ phần trong tập đoàn dầu lửa quốc doanh Aramco.

Ngày 23/3, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia Ali Al-Naimi tuyên bố trong tháng 3, nước này, Qatar, Venezuela, Venezuela, và Nga sẽ tuân thủ thỏa thuận giữ nguyên sản lượng đạt được mới đây.

Tuy nhiên, ông Al-Naimi nói “ như đinh đóng cột” rằng sẽ không có chuyện Saudi Arabia cắt giảm sản lượng dầu.

Tuần trước, bốn nước nói trên nhất trí “đóng băng” sản lượng khai thác dầu ở mức của tháng 1/2016 nhằm chặn đà lao dốc của giá dầu.

Theo một phân tích của CNBC, Saudi Arabia có khả năng sẽ rơi vào cảnh phá sản vào năm 2018.

Nhiều quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, trong đó có Saudi Arabia, đang phải mạnh tay cắt giảm chi tiêu bởi nguồn thu từ “vàng đen” ngày càng đi xuống.

Những nước giàu hơn như Qatar và Kuwait đang cố gắng “cầm cự” cho qua giai đoạn khó khăn, trong khi những nước nghèo hơn như Libya chìm sâu hơn vào bất ổn xã hội và nội chiến.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng giá dầu cần lên tới mức 269 USD/thùng thì Libya mới có thể cân bằng ngân sách.

Saudi Arabia có vẻ như nằm giữa hai nhóm nước trên. Đây là một quốc gia ổn định với dự trữ ngoại hối lớn, vào khoảng 624 tỷ USD tính đến tháng 12 năm ngoái.

Tuy nhiên, phần lớn sự ổn định này có được là nhờ công ăn việc làm trong khu vực nhà nước và chi tiêu công hào phóng.

Khi giá dầu giảm, Chính phủ Saudi Arabia đang phải rút dần dự trữ ngoại hối để chi tiêu nhằm đảm bảo cho sự ổn định.

Dự báo của CNBC dựa trên kịch bản không có sự thay đổi lớn nào về kinh tế xảy ra ở Saudi Arabia hay một sự kiện địa chính trị nào đó ảnh hưởng đến nước này.

Dự báo cũng dựa trên khả năng giá dầu tiếp tục ở mức thấp - ngưỡng giá mà các chuyên gia là sẽ duy trì trong một thời gian nữa.

Vào tháng 8 năm ngoái, các nhà phân tích của CNBC đánh giá tình hình ngân sách của Saudi Arabia.

Vào thời điểm đó, giá dầu dao động trong khoảng 41-48 USD/thùng - đã giảm nhiều so với mức 65 USD/thùng vài tháng trước đó, nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với mức giá khoảng 30 USD/thùng hiện tại.

Khi đó, CNBC dự báo Saudi Arabia có thể phá sản vào tháng 8/2018, nhưng trên cơ sở dự báo giá dầu 40 USD/thùng, và trước khi nước này cắt giảm chi tiêu công.

Kế hoạch chi tiêu công 2016 của Saudi Arabia đã được cắt giảm 13,8% so với năm 2015, nhưng ngân hàng Barclays dự báo Riyadh chỉ có thể cắt giảm khoảng 5% chi tiêu là cùng.

Cũng theo Barclays, cho dù giảm được 13,8% chi tiêu, thì Saudi Arabia vẫn có khả năng thâm hụt ngân sách tới 12,9% GDP trong năm 2016.

Không chỉ cắt giảm chi tiêu, Saudi Arabia còn tăng sản lượng dầu để tăng nguồn thu. Số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy nước này khai thác hơn 10 triệu thùng dầu mỗi ngày trong quý 4/2015.

Dù giúp Saudi Arabia cải thiện ngân sách một phần, việc tăng sản lượng của Saudi Arabia khiến tình trạng dư thừa nguồn cung dầu trên toàn cầu càng thêm phần tồi tệ.

Sản lượng dầu toàn cầu được dự báo đạt mức khoảng 95 triệu thùng/ngày trong quý 1/2016, trong khi tiêu thụ chỉ ở mức khoảng 94 triệu thùng/ngày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại