Đông Nam Á làm gì để đáp trả lại tuyên bố bành trướng của Bắc Kinh?

Tuệ Minh |

Bắc Kinh đang khiến các quốc gia hàng xóm phải cảnh giác cao độ khi tuyên bố sẽ xây dựng thêm đảo nhân tạo và đường băng ở Biển Đông. Từ Tokyo tới Jakarta, các nước trong khu vực đang ráo riết chuẩn bị cách đối phó.

Nhật Bản thay đổi chính sách quân sự hòa bình mà nước này theo đuổi hàng thập kỷ qua kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Việt Nam tiến hành mua nhiều vũ khí từ Mỹ.

Philippines mời các lực lượng quân sự Mỹ quay trở lại nước này sau 25 năm. Thậm chí cả Singapore cũng bắt tay vào hành động khi cho phép máy bay trinh sát của Mỹ sử dụng căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước này.

Có thể nói, Trung Quốc, ngày càng muốn bành trướng chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, đang khiến những người hàng xóm, từ Tokyo tới Jakarta trở nên cảnh giác và giận giữ.

Trước những gì mà Bắc Kinh đang làm để độc chiếm vùng lãnh hải chiến lược, các quốc gia hàng xóm đã mạnh tay chi hàng tỷ USD để mua tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và các thiết bị quân sự hạng nặng, đồng thời thắt chặt quan hệ quốc phòng với Washington và các cường quốc khác.

Đó là một tin tốt đối với chính quyền Obama, người đang muốn tìm kiếm “tái cân bằng ở châu Á” do tình hình ở Trung Đông không mấy suôn sẻ.

Việc Trung Quốc nhúng tay vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ đã tạo đường cho Mỹ bán hàng tỷ USD vũ khí hiện đại cho các quốc gia khác, đồng thời đầu tư thêm 250 triệu USD cho lực lượng tàu tuần tra mới cũng như hiện đại hóa các thiết bị liên lạc và giám sát.

Từ đảo Hải Nam ngay sát bờ biển Trung Quốc cho tới các địa điểm quân sự hóa trái phép ở Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh tham vọng muốn thâu tóm toàn bộ khu vực đường tam giác có thể tạo nên vùng phòng không, tuần tra hàng hải hay đặt trạm radar chiến lược.

Vậy các quốc gia Đông Nam Á đã làm gì để đáp trả lại hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông?

Việt Nam mới đây đã đàm phán thành công và tham gia vào Hiệp định Đối tác Xuyên thái Bình Dương TPP; ký hiệp ước quân sự với Indonesia, Nhật Bản; có thể mua vũ khí sát thương của Mỹ.

Về phía Philippines, hy vọng sớm tham gia TPP; kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế vì những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ; mở rộng các quyền cho căn cứ hải quân và không quân Mỹ ở nước này.

Malaysia đã gia nhập TPP và cuối cùng đã lên tiếng phản đối việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông. Trong khi đó Indonesia cũng bày tỏ mong muốn gia nhập TPP; ký hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản và Việt Nam; tuyên bố đối tác chiến lược với Mỹ.

Bên ngoài Đông Nam Á, Nhật Bản cũng đã tham gia TPP; ban hành quy định mới cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài; Hải quân Nhật Bản được phép tuần tra ở Biển Đông.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại