Châu Âu hiện không không còn xem xét các chiến dịch không kích chống khủng bố IS của Nga ở Syria là "một sai lầm chiến lược".
Châu Âu hiện không còn xem các chiến dịch không kích chống khủng bố IS của Nga ở Syria là "một tính toán sai lầm chiến lược", đồng nghĩa với việc châu Âu có thể sớm gỡ bỏ trừng phạt chống Nga, ông Kenneth Raposa - nhà phân tích Kenneth Raposa của tạp chí Forbes nhận định.
"Hãy nhớ rằng, sau khi Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng Syria, Washington đã gọi đó là "một sai lầm" và thậm chí còn nhấn mạnh đó là "một tính toán sai lầm chiến lược"?.
Sau vụ tấn công khủng bố tại Paris, các cuộc không kích của lực lượng không quân – vũ trụ Nga nhằm vào Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng không còn được coi như một cái gì đó làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng di cư tại khu vực này.
Ngược lại, họ (phương Tây) đang xem đó là cơ hội nhằm bảo vệ Syria và thế giới khỏi kẻ thù (chủ nghĩa khủng bố)" - ông Kenneth Raposa viết.
Chiến lược chống IS của Nga tại Syria bây giờ được thế giới “mở rộng vòng tay” chấp nhận. Bây giờ uy tín của Nga trên trường quốc tế là rõ ràng, tuy nhiên, theo ông Kenneth Raposa, Mỹ không dám thừa nhận điều đó.
Các cuộc tấn công khủng bố tại Paris, theo ông Raposa, đã cho thấy những “lỗ hổng” trong hệ thống an ninh châu Âu.
Vì vậy, bất kỳ đồng minh trong cuộc chiến chống các phần tử Hồi giáo cực đoan ở châu Âu sẽ được chào đón nồng nhiệt.
Trước đó, ngày 17/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã nhất trí tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quân sự và tình báo, đồng thời phối hợp các hành động quân sự trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.
Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nga và Pháp hợp tác chống kẻ thù chung.
Ngoài ra, Tổng thống Putin đã lệnh cho tuần dương hạm tên lửa Moscow, đang hiện diện ở Địa Trung Hải, bắt đầu hợp tác với quân đội Pháp trong các chiến dịch tại chống IS Syria.
Ông Putin cho biết, một tàu sân bay của Pháp sẽ sớm tiếp cận với tàu Moscow và tàu tuần dương này của Nga sẽ "phối hợp với quân đội Pháp như với các đồng minh".
Ảnh mang tính chất minh họa.
Chuyên gia Raposa tin rằng, do ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga trên trường quốc tế, trong tương lai gần, phương Tây sẽ nghĩ đến việc cởi bỏ trừng phạt nước này.
"Trong trường hợp này, sẽ rất khó khăn cho các nhà lãnh đạo châu Âu để đưa ra một quyết định đồng thuận kéo dài các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga sau tháng 7 năm 2016", ông Raposa dự báo.
Ông Raposa trích dẫn một bình luận của Vladimir Signorelli, người sáng lập trung tâm nghiên cứu Bretton Woods.
Theo ông này, chính quyền Obama chắc chắn sẽ cố gắng xem xét riêng rẽ tình hình ở Syria và cuộc khủng hoảng Ukraine, bởi chính các sự kiện này mà Mỹ áp đặt trừng phạt chống lại Nga.
Tuy nhiên, Washington không thể xem thường các hành động tích cực của Nga trong cuộc chiến chống IS, sẽ được chấp nhận ở các thủ đô châu Âu.
Theo quan điểm của Raposa, trong tháng 1/2016, các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại nước Nga sẽ chưa thể được gỡ bỏ ngay.
Song, cơ hội thảo luận để đạt được việc gỡ bỏ trừng phạt Nga là khá cao. Và việc "thay đổi tâm trạng" trong quan hệ với Liên bang Nga đang trở nên rõ ràng.
"Gió đã đổi chiều", nhà phân tích của tạp chí Forbes kết luận về cuộc chiến chống IS của Nga.
Theo ông, thái độ của châu Âu đối Liên bang Nga ngày càng khác so với Mỹ, bởi nền kinh tế Nga và châu Âu đều cần nhau hơn.