"Còn quá sớm để đề xuất trao giải Nobel Hòa bình cho bà Merkel"

Hải Võ |

Nhà lập pháp Nga Alexei Pushkov nói trên Twitter rằng còn quá sớm để đề nghị trao giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực giải quyết vấn đề Ukraine cho Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Thỏa thuận Minsk là "công" của cả Tổng thống Nga, Pháp và Thủ tướng Đức

Hãng thông tấn Nga ITAR-TASS cho hay, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) Alexei Pushkov đã gọi đề xuất trao giải Nobel Hòa bình cho Thủ tướng Đức Angela Merkel vì những nỗ lực của bà để giải quyết khủng hoảng Ukraine là "quá sớm".

"Quốc hội liên bang (Hạ viện) Đức đã đề xuất trao giải Nobel Hòa bình cho bà Merkel. Phải chẳng đề nghị này là quá sớm?

Kết quả của hội nghị Minsk lần 2 vừa qua về lý thuyết phải là thành tựu chung của bà Merkel, Tổng thống Pháp Hollande và Tổng thống Putin?" - ông Pushkov viết trên Twitter hôm Chủ nhật (15/2).

Ông Pushkov cho rằng thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine đạt được không chỉ là công của một mình Thủ tướng Đức. Ảnh: TASS.

Hôm 7/2, Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tới Kiev để hội đàm cùng Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng.

Ngày hôm sau (8/2), hai lãnh đạo Pháp, Đức đã tới Moscow để bàn bạc với Tổng thống Putin.

Ngày 10/2, "bộ tứ" trên đã có cuộc thảo luận qua điện thoại về những diễn biến mới và "lên lịch" hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Minsk của Belarus ngày 11/2.

Người đứng đầu nhóm nghị viện Đức - Ukraine thuộc Hạ viện Đức
Karl-Georg Wellmann
Nếu thỏa thuận ngừng bắn Minsk đem lại kết quả là hòa bình lâu dài thì giải Nobel Hòa bình cho bà Merkel là phần thưởng hợp lý.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi giữa các cuộc họp tại Moscow và Minsk, Thủ tướng Đức đã bay tới Washington để hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Bà Merkel đã nói rằng "sẽ không tha thứ cho bản thân nếu những nỗ lực giải quyết xung đột Ukraine không được thực hiện".

Ngày 11/2, hội nghị Minsk giữa 4 nhà lãnh đạo Nga, Pháp, Đức, Ukraine đã bắt đầu lúc 19h15 (giờ địa phương) và kéo dài suốt 16 tiếng.

Kết thúc hội nghị, các thành viên Nhóm tiếp xúc 3 bên về vấn đề xung đột Ukraine đã ký kết một bộ các biện pháp thực hiện thỏa thuận Minsk.

Ly khai Ukraine tuyên bố không rút vũ khí hạng nặng khỏi vùng giao tranh nếu quân đội Kiev không thực hiện đúng thỏa thuận ngừng bắn. Ảnh: TASS.

Ly khai Ukraine tuyên bố không rút vũ khí hạng nặng khỏi vùng giao tranh nếu quân đội Kiev không thực hiện đúng thỏa thuận ngừng bắn. Ảnh: TASS.

Ly khai Ukraine không rút vũ khí hạng nặng nếu quân Kiev không ngừng bắn

Theo Thỏa thuận Minsk, quân chính phủ Kiev sẽ ngừng bắn kể từ 14/2 (giờ địa phương) và rút các vũ khí hạng nặng khỏi khu vực giao tranh.

Tuy nhiên, các cuộc xung đột vẫn nổ ra giữa 2 bên kể từ sau thời điểm ngừng bắn theo thỏa thuận. 12h30 trưa nay (16/2, giờ địa phương), quân đội Kiev đã pháo kích vào khu vực sân bay Donetsk.

"Mọi người cũng thấy những gì đang diễn ra ở sân bay (Donetsk). Lực lượng vũ trang Ukraine đang bắn phá khu vực sân bay và các vùng lân cận một lần nữa" - Phó tư lệnh Bộ quốc phòng nước CHND Donetsk tự xưng Eduard Basurin nói.

"Việc rút vũ khí chỉ được bắt đầu sau khi thỏa thuận ngừng bắn được thực hiện đầy đủ.

Nếu quân chính phủ Kiev không ngừng pháo kích và vi phạm nội dung thỏa thuận Minsk, thì lực lượng ly khai sẽ không rút vũ khí hạng nặng" - ông Basurin nói thêm.

Theo TASS, ông Basurin cùng khoảng 30 nhà báo đã có mặt tại khu vực sân bay Donetsk mà quân đội Kiev pháo kích.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại