Chán ngán với trò trừng phạt, EU vẫn "kênh kiệu" với Nga

Anh Tuấn |

Dù đã đưa ra những lệnh trừng phạt nhưng EU biết, tác dụng của chúng với Nga là không đáng kể. Giờ đây EU cũng chẳng biết nên làm gì tiếp. Họ muốn chấm dứt trò chơi này nhưng vẫn chờ Nga "xuống nước".

Lệnh cấm vận kinh tế của Liên minh Châu Âu đối với Nga sẽ không được giảm nhẹ hay bãi miễn trong tương lai gần. Theo RIA Novosti, cấm vận kinh tế sẽ còn tiếp diễn cho đến giữa tháng Ba năm sau.

Putin: Nga hướng tới châu Á không phải vì chán phương Tây Putin: Nga hướng tới châu Á không phải vì 'chán' phương Tây

Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ tìm kiếm cơ hội thắt chặt quan hệ với các nước châu Á, nhưng không phải vì sự lạnh nhạt của châu Âu và Mỹ.

Tuy nhiên, CEO của hãng luật quốc tế W Legal, ông Nigel Kushner, nêu ra ý kiến rằng EU đơn giản là vẫn chưa biết phải làm gì tiếp theo. Một mặt, EU đang ngồi yên, hi vọng rằng tình hình không trở nên xấu đi và lo lắng trước phản ứng của Nga. Mặt khác, họ không muốn bỏ cuộc trong cuộc chiến kinh tế này.

Ông cho biết: “Theo quan điểm của EU, quả bóng hiện đang trong chân của Nga. Tôi nghĩ, bản thân EU cũng lo sợ phản ứng của Nga sau cấm vận. Nếu ta so sách sự việc này với cấm vận kinh tế Iran, có thể thấy đây là hai sự kiện khác hẳn nhau. Iran không thể đáp trả, Iran bị trừng phạt và nền kinh tế của họ bị kiệt quệ trong rất nhiều năm. Nhưng Nga có thể đáp trả. Nên kinh tế của Nga mặc dù bị ảnh hưởng nhưng không nặng như Iran”.

Kushner nói thêm: “Ví dụ, gần đây EU đang lo ngại rằng Nga sẽ cấm nhập khẩu xe hơi có xuất xứ từ EU. Tôi không nghĩ rằng cấm vận kinh tế sẽ kiểm soát được Nga, nhưng EU đang tiến thoái lưỡng nan: ai cũng thấy rằng EU sẽ không trả đũa quân sự lên Nga. Nhưng mặt khác, EU không thể ngồi yên mà không làm gì được”.

Kushner nói thêm rằng lệnh cấm vận có thể được dỡ bỏ qua một đêm và rất dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc EU cần phải nhất trí tán đồng quan điểm dỡ bỏ. Rất có thể, các thành viên sẽ trì hoãn quyết định. Ví dụ, Cộng hòa Séc gần đây nói rằng, “nếu Nga tỏ thiện chí”, Cộng hòa Séc có thể sẽ thúc đẩy EU từ bên trong để giảm nhẹ cấm vận.

Ở đây có hai vấn đề: thứ nhất, “thiện chí” ở đây là gì? Nó mang ý nghĩa khác nhau với từng thành viên trong EU: “thiện chí” có phải là Nga phải cung cấp khí đốt cho Ukraine, hay khi Ukraine trả hết nợ cho Nga? Hay là nó còn phụ thuộc vào hành động của Nga tại bán đảo Crimea? Thứ hai, ngay cả khi có “thiện chí”, ảnh hưởng của Cộng hòa Séc lớn đến đâu trong EU? Làm sao họ có thể quyết định và đảm bảo rằng sẽ có thống nhất chung trong khu vực?

Kushner cho biết: “Có một điều mà tôi đã quan sát được trong một vài tháng qua, đó là sự bất đồng quan điểm giữa các lãnh đạo cấp cao của EU. Có cảm giác rằng, bên trong mỗi thành viên EU, nỗi đau không được san sẻ đều. Ví dụ, Ba Lan đang gánh chịu hậu quả của Nga cấm vận kinh tế Ba Lan đối với mặt hàng rau quả, sản phẩm sữa bò và các loại thịt, nhưng còn các nước khác thì sao? Pháp thì tỏ ra không vui bởi họ buộc phải hủy thương vụ bán tàu chiến cho Nga. Thế nên, bên trong EU, các thành viên cho rằng một số thành viên, ví dụ như Anh, không bị ảnh hưởng kinh tế quá nhiều. Mọi người nghĩ EU là một gia đình hạnh phúc, nhưng thực tế không phải vậy”.

Bị phương Tây trừng phạt, giới tinh hoa Nga đoàn kết hơn Bị phương Tây trừng phạt, giới tinh hoa Nga đoàn kết hơn

Các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây đang khiến nhiều chính khách, doanh nhân có sức ảnh hưởng lớn của Nga đoàn kết hơn bên cạnh Tổng thống Vladimir Putin.

Robert Oulds, giám đốc của Bruges Group, một công ty nghiên cứu độc lập của Anh, tin rằng nếu Nga giảm nhẹ cấm vận kinh tế đối với EU, phía Washington và Brussels sẽ coi đó là tín hiệu mềm lòng của Nga.

Ông cho biết: “Nếu Nga chịu nhượng bộ, áp lực sẽ càng lúc càng đè nặng lên Nga nhiều hơn để buộc Nga tiếp tục nhượng bộ cho đến khi Mỹ đạt được mục tiêu chiến lược là đưa Ukraine vào NATO và EU. Lời khuyên của tôi rất đơn giản: không được nhượng bộ. Cuộc xung đột này là do phương Tây, họ muốn chơi trò chơi chính trị ở Ukraine và lật đổ một Tổng thống được bầu cử dân chủ hợp pháp. Ukraine đã bị phương Tây thôi thúc, đã làm ngơ trước hành động của quân đội Ukraine nhằm vào dân thường. Nếu nhượng bộ bây giờ, tương lai sẽ còn phải nhượng bộ nhiều nữa”.

Oulds nói Mỹ nên lo chuyện của mình và đặt áp lực lên Tổng thống Ukraine và chính phủ đương nhiệm để tìm ra giải pháp hòa bình đối với xung đột trong nước và đừng quá đề cao chủ nghĩa dân tốc. Điều này nói thì dễ hơn làm tại một đất nước mà hiện tượng bài Nga và chủ nghĩa dân tốc đang càng lúc càng trở thành một, và chấp nhận quyết định sát nhập vào Nga của Crimea có thể trở thành hành động bất lợi cho các đảng chính trị.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại