Không thể mãi chỉ dựa vào Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế thế giới, Bộ trưởng Tài chính Canada Joe Oliver khẳng định và nói thêm rằng các quốc gia khác phải cùng thúc đẩy bánh xe kinh tế thế giới.
Tăng trưởng kinh tế thế giới đã được dự báo là khá yếu trong năm 2015, do phụ thuộc Mỹ là động lực chính thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.
“Mặc dù Mỹ dẫn dắt thế giới trong lĩnh vực kinh tế vào thời điểm này, nhưng nó không bền vững. Chúng ta cần những trụ cột quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu để tự khẳng định mình”.
Thách thức mới cho G-20 trước thềm cuộc họp tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần này là dung hòa các nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ khác nhau.
"Khu vực đồng Euro đang đối mặt với mức tăng trưởng thấp và tình trạng giảm phát. Ngoài vấn đề ở châu Âu, tỷ lệ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi - Trung Quốc và Ấn Độ - đang ‘hết hơi’ cũng là nỗi lo", ông Oliver nói.
"Cuộc khủng hoảng - ở Ukraine, Iraq và Syria - gây ra những rủi ro nghiêm trọng, phức tạp cho quá trình phục hồi"
Hồi đầu năm, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức dự báo tăng trưởng thế giới trong năm 2015 từ 3,8% xuống 3,5%.
Tăng trưởng của Trung Quốc, Nga, EU và Nhật Bản không có khả năng bù đắp các nền kinh tế khác bị ảnh hưởng do suy thoái giá dầu.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 cũng bị cắt giảm xuống còn 3,7% so với 4% dự đoán ban đầu.
Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chạm mức thấp nhất trong 24 năm qua bất chấp họ hưởng lợi từ giá dầu giảm là một ví dụ của suy thoái toàn cầu.
Nền kinh tế Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990 và lần đầu tiên trong 16 năm thất bại trong việc chinh phục mục tiêu tăng trưởng 7,5%.