Cách sử dụng internet có một không hai của người Triều Tiên

Hải Võ |

Phải đăng ký với chính quyền và được phục vụ miễn phí bằng máy tính sử dụng hệ điều hành riêng... là những điểm độc đáo trong cách người dân Triều Tiên dùng mạng internet.

Muốn lên mạng phải đăng ký

Vụ việc mạng internet của Triều Tiên bị "sập" từ rạng sáng 23/12/2014 tới 30/12 mới khôi phục, đã khiến truyền thông quốc tế chú ý đến hiện trạng internet của quốc gia này - Thời báo Hoàn Cầu cho hay.

Nhiều thông tin ít người biết về hệ thống mạng internet của nước này, bao gồm cách mà người dân Triều Tiên lên mạng cũng được tiết lộ.

Theo Hoàn Cầu, Triều Tiên hiện tại sở hữu khoảng 1.000.000 chiếc máy tính, chủ yếu phục vụ các cơ quan nhà nước và cơ sở giáo dục.

Nếu người dân Triều Tiên muốn được sử dụng máy tính, thì họ phải đăng ký với chính quyền.

Bên cạnh đó, số lượng IP đã được xác định của Triều Tiên chỉ vào khoảng 1000, và chỉ có quân đội, đại học, thư viện cùng các cơ quan "cốt lõi" mới được phép kết nối.

Một phụ nữ Triều Tiên ngồi trước máy tính.
Một phụ nữ Triều Tiên ngồi trước máy tính.

Miễn phí lên mạng nội bộ của quốc gia

Hoàn Cầu cho hay, việc Triều Tiên phát triển hệ điều hành (HĐH) máy tính của riêng mình cũng không phải là điều mới mẻ. HĐH của họ được gọi là Sao Đỏ (Red Star).

HĐH này bao gồm phần mềm văn phòng, trò chơi và máy tính... Ngoài ra, Sao Đỏ cũng có một nhóm hình nền "đã được chính phủ phê chuẩn".

Những hình nền trong HĐH của họ là cảnh thôn làng Triều Tiên hay ánh đèn đêm ở Bình Nhưỡng...

Đặc biệt, trong quá trình sử dụng máy tính, tên của các nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ được tự động in đậm và cỡ chữ lớn hơn các nội dung khác 20%.

Người dân Triều Tiên thông qua mạng cục bộ (LAN) với tên gọi "mạng Quang Minh" của chính phủ để theo dõi tin tức hoàn toàn miễn phí.

Tuy nhiên, theo Hoàn Cầu, hiện tại chỉ có khoảng 1/10 dân số Triều Tiên có khả năng tiếp cận với internet.

Trên "mạng Quang Minh" có khoảng 1.000 tới 5.000 website, nội dung từ thông tin tuyên truyền, giáo dục, tài liệu học thuật...

Máy tính tại Triều Tiên chủ yếu phục vụ cơ quan chính phủ và các đơn vị giáo dục.

Máy tính tại Triều Tiên chủ yếu phục vụ cơ quan chính phủ và các đơn vị giáo dục.

Triều Tiên sở hữu hệ điều hành của riêng mình, gọi là hệ điều hành Red Star.

Triều Tiên sở hữu hệ điều hành của riêng mình, gọi là "hệ điều hành Red Star".

Người dân Triều Tiên sử dụng máy tính để học tập tại Đại học nhân dân ở Bình Nhưỡng. Ảnh chụp năm 2010.

Sinh viên Triều Tiên sử dụng máy tính để học tập tại Đại học nhân dân ở Bình Nhưỡng. Ảnh chụp năm 2010.

Bên trong phòng máy tính sử dụng mạng LAN quốc gia của thư viện Đại học nhân dân, Bình Nhưỡng. Tại đây, người dân có thể tìm kiếm các tài liệu giáo dục.

Bên trong phòng máy tính sử dụng mạng LAN quốc gia của thư viện Đại học nhân dân, Bình Nhưỡng. Tại đây, người dân có thể tìm kiếm các tài liệu giáo dục.

Phòng máy tính tại Cung thiếu niên Samjiyon. Học sinh có thể tập sử dụng máy tính và kỹ thuật internet tại đây.

Phòng máy tính tại Cung thiếu niên Samjiyon. Học sinh có thể tập sử dụng máy tính và kỹ thuật internet tại đây.

Bức ảnh đèn đêm sáng bừng ở thủ đô Bình Nhưỡng là 1 trong những hình nền mặc định của HĐH Sao Đỏ.

Bức ảnh đèn đêm sáng bừng ở thủ đô Bình Nhưỡng là 1 trong những hình nền mặc định của HĐH Sao Đỏ.

Bức ảnh thôn làng Triều Tiên trong tuyết trắng cũng là 1 hình nền của HĐH Sao Đỏ.

Bức ảnh thôn làng Triều Tiên với trận địa pháo trong tuyết trắng cũng là 1 hình nền của HĐH Sao Đỏ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại