Bí ẩn con tàu thường xuyên đi lại giữa Singapore và Triều Tiên

Ngọc Minh |

Những câu hỏi về con tàu bị nghi "làm ăn" với Triều Tiên Dawnlight – nó chở hàng gì, đi tới đâu, ai là chủ sở hữu thực sự của nó - vẫn chưa có lời đáp.

Không biết đâu là bến cuối

Dawnlight, con tàu chở hàng vỏ thép chở hàng với những cần cẩu lớn màu xám không khác gì những chiếc tàu chở hàng bình thường qua lại trên các tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp ở Đông Á, ra vào cảng sầm uất của Singapore.

Tuy nhiên, trên thực tế, Dawnlight không chỉ là một con tàu chở hàng bình thường: Nó từ lâu đã bị nghi làm ăn phi pháp với Triều Tiên.

Con tàu này hiện vẫn nằm trong danh sách đen của Mỹ từ năm 2015 vì nó thuộc sở hữu của một công ty Singapore, vốn bị nghi giúp đỡ Triều Tiên tiến hành dự án vũ khí. Hiện nay, con tàu được cho là đang thuộc sở hữu của một công ty có trụ sở ở Hồng Kông.

Từ tháng 11 năm ngoái, The Washington Post đã tiến hành theo dõi Dawnlight thông qua dịch vụ theo dấu tàu thuyền trực tuyến Marine Traffic. Tất cả các dữ liệu đều đi qua hệ thống nhận diện tự động AIS.

Đây là một nhiệm vụ khó khăn, bởi Triều Tiên không có trạm radar kết nối với hệ thống theo dõi tàu bè quốc tế, còn hệ thống vệ tinh lại chưa thể "phủ" hết khu vực này của châu Á.

Đó là chưa kể tới việc, thuỷ thủ đoàn hoàn toàn có thể tắt AIS, khiến con tàu không thể bị theo dấu.

Theo các dữ liệu từ AIS, Dawnlight vẫn tiếp tục qua lại liên tục giữa Singapore và bán đảo Triều Tiên, thi thoảng ghé vào Trung Quốc. Trong vòng 3 tháng rưỡi qua, Dawnlight đã 9 lần tới bán đảo Triều Tiên.

Dù vậy, hiện vẫn chưa rõ đâu mới là điểm đến cuối của con tàu, bởi ngay cả ở những hành trình mà theo báo cáo của thuỷ thủ đoàn, cảng Triều Tiên là bến cuối, dữ liệu vệ tinh và radar chỉ xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc và rồi quay đầu trở lại, chứ không cập bến.

Đại diện MarineTraffic
Argyris Stasinakis
Dawnlight có thể đã vào một cảng của Triều Tiên, nhưng do chúng tôi không có hệ thống truyền tín hiệu nào trong khu vực lân cận đó, vì thế chúng tôi không biết điều gì diễn ra với con tàu.

Lệnh trừng phạt chỉ được tuân thủ một cách “chắp vá”

Các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên cấm giao dịch một số loại hàng hóa nhất định, bao gồm những mặt hàng phục vụ các chương trình vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường, còn các giao dịch hàng hoá thông thường vẫn được phép tiến hành.

Tuy nhiên, các cơ chế giám sát tại những hải cảng sầm uất trong khu vực chỉ có giới hạn, nên sẽ khó xác định mặt hàng nào được đưa tới Triều Tiên.

Nhật Bản đã cấm tàu Triều Tiên và tàu của các nước thứ ba đi qua Triều Tiên cập bến hải cảng của mình. Hàn Quốc cũng cấm tàu mang cờ Triều Tiên.

Các lệnh trừng phạt mở rộng của Mỹ yêu cầu chính phủ phải thông báo với các cảng biển, sân bay nước ngoài về những thiếu sót trong quá trình kiểm tra phương tiện có nguồn gốc từ Triều Tiên.

Khó khăn trong việc theo dõi Dawnlight phản ánh những hạn chế của các lệnh trừng phạt quốc tế, bởi con tàu vẫn đang có thể hoạt động hoàn toàn hợp pháp.

Hầu hết hàng hóa đến Triều Tiên bằng đường biển đều đi qua các trạm trung chuyển ở Đông Nam Á, trong đó, Singapore là một trong những điểm lớn nhất.

Danh sách hàng hoá tại đây không được công khai và hoạt động kiểm tra chỉ được diễn ra khi có thông tin tình báo về hành vi vi phạm lệnh cấm vận quốc tế.

Một nhà cựu ngoại giao phương Tây giấu tên từng phụ trách các vấn đề Triều Tiên trong nhiều năm nhận định mô tả, ở Đông Nam Á, việc tuân thủ các lệnh trừng phạt chỉ là "chắp vá".

Đối với riêng Singapore, nước này chỉ tuân thủ các lệnh trừng phạt đa phương chứ không quan tâm tới các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ, nếu công ty bị trừng phạt không đồng thời vi phạm luật pháp quốc gia này.


Hoạt động tấp nập tại hải cảng ở Singapore

Hoạt động tấp nập tại hải cảng ở Singapore

Trường hợp của tàu Dawnlight chính là một ví dụ tiêu biểu.

Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng 7/2015 đã trừng phạt công ty Senat Shipping của Singapore và Chủ tịch của nó là Leonard Lai vì cáo buộc làm ăn với các tổ chức Triều Tiên và tham gia mua vũ khí cho nước này.

Các tổ chức và cá nhân Mỹ từ đó bị cấm không được làm ăn với công ty này cũng như với Dawnlight.

Senat phản đối lệnh cấm vận và khẳng định rằng các lô hàng của họ đều là hàng hoá thương mại và hợp pháp và rằng họ đã không còn "quan hệ làm ăn" với Triều Tiên từ cuối năm 2011.

Công ty này không bị Liên Hợp Quốc trừng phạt, và Senat cũng như ông Lai vẫn được phép hoạt động cả trong và ngoài Singapore - bao gồm việc điều tàu tới Triều Tiên.

Mập mờ về nguồn gốc

Luật sư của Senat và ông Lai khẳng định Dawnlight không, và chưa bao giờ có ý định dính líu tới các hoạt động phi pháp.

Ông này đã đưa ra các giấy tờ cho thấy, con tàu Dawnlight - vốn mang cờ Mông Cổ, đã được bán lại cho một công ty tàu thuỷ của Hồng Kông tên là Bene Star vào ngày 21/9/2015 với giá 2,2 tỉ USD.


Một hình ảnh hiếm hoi của con tàu Dawnlight

Một hình ảnh hiếm hoi của con tàu Dawnlight

Theo đó, 34 ngày sau khi Senat bị Mỹ trừng phạt, giấy đăng ký của Dawnlight ở Mông Cổ đã bị huỷ.

Tuy nhiên, theo tổ chức chuyên giám sát các cảng tại châu Á Tokyo MOU, trong lần gần nhất bị kiểm tra tại một cảng Viễn Đông (Nga) hồi cuối tháng 10, Dawnlight vẫn treo cờ Mông Cổ.

Thậm chí, cho tới giờ, cơ quan đăng kiểm tàu biển quốc tế và Tokyo MOU đều khẳng địnhDawnlight vẫn thuộc sở hữu của Senat, và được đăng ký tại Mông Cổ.

Bộ Tài chính Mỹ vẫn chưa nhận được thông tin gì về việc con tàu nằm trong lệnh trừng phạt này bị Senat bán.

Về vấn đề trên, luật sư của Senat giải thích, sở dĩ Dawnlight vẫn thuộc tài sản của công ty này bởi chủ sở hữu mới của nó vẫn chưa đăng ký lại con tàu này.

Nỗ lực tìm cách liên lạc với Bene Star của The Washington Post đã không thành công, bởi công ty này không có trang web, cũng không có số điện thoại. Email và số điện thoại của Bene Star tại một hải cảng ở Trung Quốc do Senat cung cấp cũng không giúp ích được gì.

Trong khi đó, văn phòng đại diện của Triều Tiên ở Singapore đã "tối đèn" từ cách đây ít nhất là một tháng - theo một người hàng xóm sống bên cạnh văn phòng này, khiến The Washington Post không thể tìm được bất cứ câu trả lời nào cho những băn khoăn của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại