Hiện nay, một số quốc gia phương Tây đang thúc đẩy một toà án quốc tế nhằm trừng phạt những người họ cho là phải chịu trách nhiệm cho vụ tai nạn máy bay MH17.
Ngày 17/7 đánh dấu kỷ niệm 1 năm thảm hoạ chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia bị bắn hạ trên đất Ukraine.
Sputnik nhận định, đã có rất nhiều giả thuyết đặt ra cho số phận của chiếc máy bay này, tuy nhiên, nhiều câu hỏi chưa tìm được giải đáp và các nhà điều tra quốc tế dường như miễn cưỡng giải quyết chúng.
1. Tại sao chuyến bay MH17 lại đi chệch khỏi đường bay định sẵn?
Chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines trước lúc gặp nạn đang bay trong hành lang bay cho tới khi bay qua không phận Donetsk, lệch khá xa so với phía bắc.
Đó là khu vực giao tranh dữ dội giữa quân chính phủ Ukraine và phe ly khai.
Độ lệch tối đa từ hành lang bay an toàn lên đến 14km. Sau đó máy bay đã cố gắng thoát khỏi vùng giới hạn, trở lại đường bay nhưng đã thất bại.
Điều gì đã gây ra độ sai lệch, sai hướng hay hành vi không tuân thủ lệnh từ điều khiển không lưu Ukraine của phi hành đoàn?
Những vấn đề này có thể đọc được từ việc giải mã máy ghi âm trên máy bay. Tuy nhiên, các dữ liệu chưa bao giờ được công bố.
2. Tại sao không công khai tất cả tài liệu liên quan đến cuộc điều tra vụ tai nạn?
Vào tháng Tư năm nay, Bộ An ninh và Tư pháp Hà Lan công bố 569 văn bản liên quan đến việc điều tra đang diễn ra, sau áp lực của giới truyền thông.
Nhưng họ vẫn giữ lại 147 loại giấy tờ và từ chối công bố chúng. Ngoài ra, các bản sao chép của các tài liệu đã được giải mã chứa một số thông tin bị che giấu.
3. Tại sao không công bố công khai các dữ liệu Ukraine đã làm chệch hệ thống phòng không của mình và các chuyến bay của lực lượng không quân Air Force vào ngày xảy ra bi kịch?
Đã một năm kể từ khi thảm hoạ máy bay MH17 xảy ra, thông tin này vẫn không được công khai.
Trong khi đó, vào ngày 21/7/2014, Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ các hồ sơ liệu hàng không khu vực Donetsk thời điểm trước khi tai nạn xảy ra cho thấy, chiếc máy bay bị rơi trong vùng phủ sóng của hệ thống phòng thủ tên lửa Buk thuộc quân đội Ukraine.
Trong cùng ngày, hệ thống này ghi lại hoạt động dày đặc hơn cả so với các trạm radar khác của Ukraine.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, ngay trước vụ tai nạn, họ phát hiện ra một máy bay chiến đấu Ukraine, được cho là Sukhoi Su-25, đi cách chiếc Boeing 777 của Malaysia chỉ từ 3-5km.
Tuy nhiên, Kiev không bao giờ tiết lộ thông tin liên lạc bằng giọng nói của hệ thống điều khiển không lưu quân sự Ukraine.
4. Tại sao tình báo Mỹ không bao giờ tiết lộ bằng chứng buộc tội ly khai Ukraine như đã tuyên bố?
Vài ngày sau khi vụ tai nạn xảy ra, Mỹ tuyên bố họ sẽ tiết lộ các dữ liệu tình báo chứng minh tội lỗi thuộc về quân ly khai Ukraine.
Tình báo Mỹ cho biết họ đã xử lý một số hình ảnh vệ tinh, dữ liệu đánh chặn thông tin liên lạc và truyền thông xã hội. Tuy nhiên, các dữ liệu này chưa bao giờ được tiết lộ.
5. Tại sao các nhà điều tra Hà Lan không công bố lời khai nhân chứng?
Tuyên bố cho rằng chiếc Boeing đã bị tên lửa Buk bắn hạ có thể dễ dàng xác minh hoặc bác bỏ bởi các nhân chứng: Việc bắn tên lửa từ một hệ thống phòng không sẽ kèm theo không chỉ một tiếng động lớn mà còn có hiệu ứng hình ảnh khá rõ ràng - khói và bụi đi lên từ vùng ngắm bắn - và hầu như không thể bỏ qua.
Tràn ngập sự hoài nghi
Trong khi đó, hãng tin tức News của Australia đã công bố cái họ gọi là video "17 phút phim quân ly khai ghi lại hình ảnh quá trình bắn hạ chiếc máy bay chiến đấu mà họ tin là của không quân Ukraine".
Tuy nhiên, hãng tin này chỉ đăng tải một video dài 4 phút, nhưng tuyên bố đó là bản sao của phiên bản đầy đủ họ có trong tay.
Trang tin tức dù đã cố gắng cũng không thể hiện được bằng chứng về sự tồn tại của chiếc máy bay thứ hai.
Nó chủ yếu tập trung vào những người kiểm tra phần còn lại của chiếc Boeing 777 và luôn khẳng định máy bay của Malaysia đã bị bắn hạ bằng một tên lửa đất đối không.