Bà San Suu Kyi có vai trò gì trong chính phủ mới của Myanmar?

Tuệ Minh |

Dù không thể trở thành Tổng thống của Myanmar nhưng bà Aung San Suu Kyi lại nắm giữ vị trí chủ chốt trong nhiều bộ ngành quan trọng của chính phủ mới.

Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm ngoái nhưng theo quy định vì chồng và hai con trai của bà mang quốc tịch Anh nên bà không thể trở thành Tổng thống dù là người đứng đầu NLD.

Với vị trí là “cố vấn Nhà nước”, bà Suu Kyi đã nắm giữ một số vị trí trong chính phủ và khẳng định sẽ lãnh đạo Myanmar thông qua một người đại diện.

Trong hôm qua (30/3), “người đại diện” mà bà Suu Kyi và NLD chọn lựa là ông Htin Kyaw đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Myanamar.

Ông là lãnh đạo dân sự đầu tiên của nước này trong hơn 50 năm qua. Khi tuyên thệ nhậm chức, vị Tổng thống mới 69 tuổi này thề sẽ trung thành với người dân Myanmar.

Về phần mình, bà Suu Kyi sẽ chính thức trở thành người đứng đầu các bộ gồm bộ Ngoại giao, giáo dục, năng lượng và văn phòng Tổng thống. Dự kiến dự thảo luật về các chức vụ bổ sung của bà Suu Kyi dự kiến sẽ được thông qua trong vài tuần tới.

Luật này sẽ cho phép bà Suu Kyi nắm quyền lực ở tất cả các lĩnh vực chủ chốt của chính phủ và đất nước Myanmar.

Ngoài ra, một số vị trí khác trong nội cách mới của chính phủ Myanmar còn có Phó Tổng thống thứ nhất là ông Myint Swe, do quân đội bổ nhiệm; phó Tổng thống thứ hai cũng thuộc NLD – ông Henry Van Thio, đều tuyên thệ nhậm chức trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Myanmar Win Khaing Than.

Trước đó, quyết định bổ nhiệm thủ hiến cho 12 trong số tổng số14 khu vực và bang trên khắp cả nước đã được thông qua bởi các hội đồng địa phương Myanmar.

Trong khi đó, thủ hiến hai bang Kachin và Rakhine sẽ được công bố sau. Toàn bộ các quyết định bổ nhiệm thủ hiến bang và khu vực đều thuộc quyền bổ nhiệm của NLD.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại