Bản báo cáo về những sai sót này được xem là đòn đánh mạnh vào khả năng tranh cử tổng thống của cựu ngoại trưởng Mỹ.
Báo cáo thanh tra hợp nhất vừa được loan báo cho thấy các thiếu sót bao gồm sai lệch so với tiêu chuẩn an ninh, lỗi thiết kế, xây dựng và bảo trì trong các cơ quan ngoại giao của Mỹ ở nước ngoài.
Điều đó cho thấy "là sự thỏa hiệp giữa an toàn cho nhân viên ngoại giao và giá thành thi công", tổng thanh tra Steve Linick đánh giá một phần trong 7 cuộc kiểm toán được tiến hành bởi các văn phòng thanh tra của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Việc thanh tra được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 10.2012, cuối nhiệm kỳ của Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Nó cung cấp hình ảnh tốt nhất về an ninh của đại sứ quán Mỹ tại Benghazi, Libya bị tấn công vào tháng 9.2012 dẫn đến cái chết của 4 nhà ngoại giao Mỹ trong đó có cả đại sứ Mỹ tại Libya.
Điều tra của quốc hội Mỹ về vụ tấn công đại sứ quán Mỹ tại Benghazi kết luận các quan chức Bộ ngoại giao Mỹ dưới thời bà Clinton đã không tăng cường an ninh cho đại sứ quán bất chấp yêu cầu của các nhà ngoại giao ở Libya.
Tiếng nói của các nhà ngoại giao quá nhỏ bé để được lắng nghe.
Việc công bố các sai sót an ninh mà trước đây bị ém nhẹm (báo cáo về cuộc thanh tra năm 2012 không được công khai trước dư luận) sẽ giáng một đòn mạnh vào uy tín của bà Clinton nếu bà tranh cử tổng thống năm 2016.
Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đang cố buộc tội bà Clinton vì những thất bại an ninh trong thời bà làm Ngoại trưởng Mỹ.
"Những phát hiện của thanh tra tiết lộ rằng trong thời gian bà Clinton là Ngoại trưởng, sai sót an ninh là phổ biến trong các cơ quan ngoại giao Mỹ ở những khu vực nguy hiểm nhất thế giới, mà kết quả là thảm họa trong cuộc tấn công ở Benghazi", Tim Miller giám đốc tổ chức phát triển Mỹ một nhóm phản đối việc bà Clinton ra tranh cử nói.
Việc công khai các hồ sơ thanh tra cũng được làm theo yêu cầu của nhóm trên.
Bà Clinton trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình vào năm 2013, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về thảm họa và cho rằng đó là hối tiếc lớn nhất trong 4 năm bà làm chức Ngoại trưởng Mỹ.
Bà cũng cho biết việc tổ chức an ninh cho các cơ quan ngoại giao Mỹ ở nước ngoài được thực hiện dưới sự cố vấn của các chuyên gia an ninh hàng đầu chứ không qua loa như những người chỉ trích bà khai thác.
"Tất nhiên mọi người hiểu vì sao bất chấp các chứng cứ được trưng ra trong các buổi điều trần nhiều người vẫn không hài lòng và tiếp tục tấn công tôi", bà Clinton phát biểu trước công chúng trong tháng trước, ám chỉ những cáo buộc về bà chủ yếu là mục tiêu đã kích chính trị chứ không phải đi tìm sự thật.
Sự thật các báo cáo đã được bôi đen quá mức khi viết về các điểm nóng ngoại giao.
Nhiều thiếu sót an ninh sau này được phát hiện là do các nhà ngoại giao Mỹ trong các cơ quan đại diện của Mỹ tại nước ngoài gây ra chứ không phải lỗi thuộc về Bộ ngoại giao Mỹ.
Ông Linick đã làm chứng trong phiên điều trần thứ tư về vụ tấn công đại sứ quán tại Benghazi cho biết, trong 77 khuyến nghị an ninh của cơ quan ngoại giao tại Benghazi chỉ có 5 chưa được giải quyết.
Trong một cuộc thanh tra riêng biệt vào năm 2013 cũng cho thấy Đại sứ quán Mỹ tại Pakistan cũng mắc nhiều lỗi an ninh tương tự ở Benghazi.
Điều đó cho thấy các lỗi an ninh phát sinh do môi trường công tác chứ không phải do sự lãnh đạo yếu kém trong thời bà Clinton.
Bộ ngoại giao Mỹ đã cam kết thông qua khoản ngân sách 90 triệu USD để gởi thủy quân lục chiến đến bảo vệ các cơ sở ngoại giao ở nước ngoài gặp nhiều vấn đề về an ninh.