ASEAN - Trung Quốc lập đường dây nóng về hàng hải

Hoàng Phương |

Các nhà ngoại giao ASEAN và Trung Quốc vừa cam kết tăng cường hợp tác để giảm nguy cơ xung đột ở biển Đông, trong đó có việc thiết lập đường dây nóng để giải quyết những vấn đề hàng hải.

Đó là thông tin được Thư ký Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đưa ra sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc kéo dài 2 ngày kết thúc ở Bangkok hôm 29-10.

Theo 2 quan chức này, hội nghị nhất trí về một bộ nguyên tắc ban đầu nhằm xử lý các hành động ở biển Đông . Trung Quốc và ASEAN cũng đồng thuận về một danh sách “những điểm tương đồng” ban đầu để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán sắp tới nhằm hướng đến hoàn tất dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Trong những biện pháp có thể thực hiện ngay, có việc thiết lập 2 đường dây nóng nhằm xây dựng niềm tin giữa ASEAN và Trung Quốc. Đường dây đầu tiên kết nối các cơ quan tìm kiếm và cứu hộ ở biển Đông nhằm bảo đảm sự hợp tác khi xảy ra tai nạn. Đường dây thứ hai là giữa các bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc, cho phép liên lạc trực tiếp trong trường hợp có khủng hoảng.

Động thái chưa có tiền lệ của Tư lệnh Hải quân TQ ở Biển Đông Động thái "chưa có tiền lệ" của Tư lệnh Hải quân TQ ở Biển Đông

Truyền thông Đài Loan đưa tin Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát trái phép "chưa có tiền lệ" trên một số hòn đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam.

Bất chấp những bước tiến trên, theo kênh Channel News Asia (Singapore), 2 bên còn một chặng đường dài để đi đến hoàn tất và thực thi đầy đủ COC. Mục tiêu này có thể càng thêm xa vời nếu Trung Quốc tiếp tục đơn phương gây thêm căng thẳng ở biển Đông.

Mới đây nhất, tuần báo quốc phòng IHS Jane’s hôm 29-10 tiết lộ Trung Quốc đang phát triển các ụ tàu nổi đa năng để hỗ trợ những dự án đào đắp đất trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Giới chức Trung tâm Nghiên cứu khoa học tàu biển Trung Quốc trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc ngang nhiên nói với IHS Jane’s rằng những ụ tàu nổi này sẽ được thử nghiệm ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước khi đưa đến Trường Sa.

IHS Jane’s nhận định ụ nổi sẽ giúp Trung Quốc xây dựng khá nhanh các khu định cư nhỏ tại những hòn đảo xa xôi. Chúng cũng có khả năng mang theo trang thiết bị, vật dụng cần thiết cho việc định cư, qua đó phục vụ mưu đồ độc chiếm biển Đông bất chấp sự phản đối của quốc tế.

Tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông đã bị Manila kiện ra tòa án quốc tế và Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm 30-10 cho biết tòa án có thể đưa ra phán quyết vào quý I/2016.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại