Mục tiêu của Anh là chuẩn bị kế hoạch phòng vệ chiến lược và thế trận an ninh sau đề xuất của một nhóm tư duy chiến lược (Think Tank) Anh về việc đóng quân đội Anh lâu dài tại các nước vùng Baltic để “kiềm chế” Nga.
“Dù không cần thiết phải kêu gọi sự tham gia của giới truyền thông về các mối đe dọa và những điều chúng tôi đang quan tâm để đảm bảo an ninh quốc gia, nhưng phải nói rằng chúng tôi đang đặc biệt quan tâm đến hành động của Nga”, Mordaunt phát biểu tại sự kiện Hội Đồng Đại Tây Dương vào thứ Năm ở Washington.
Tại sự kiện này, nhiều người đặt vấn đề với Mordaunt rằng liệu bà có đồng ý với đề xuất của Think Tank về việc để quân đội Anh đóng quân vĩnh viễn ở các nước Baltics nhằm “kiềm chế” Nga hay không.
Tuy nhiên vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Ngoài ra, khi nói về các cáo buộc Nga đe dọa an ninh châu Âu, bà Mordaunt cho biết: “Tôi nghe nói rằng mọi người nghĩ rằng chúng tôi ít quan tâm đến vấn đề này. Nhưng tôi chắc chắn rằng mọi thứ không phải như vậy”.
Mordaunt hiện đang giám sát việc soạn thảo chiến lược quốc phòng hàng năm của Anh, dự kiến sẽ được tiết lộ vào cuối năm nay.
Bà không đề cập chi tiết đến các vấn đề trong chiến lược đối phó với Nga, nhưng đặc biệt nhấn mạnh việc lực lượng vũ trang Anh “chắc chắn sẽ cống hiến hết mình cho hoạt động của NATO”.
Bắt đầu từ năm 2014, NATO đã bắt đầu tăng số lượng đóng quân ở các nước đồng minh phía Đông. Trong khi đó, Nga vẫn luôn bày tỏ quan ngại về việc quân đội NATO tăng một cách đột biến ở phía Đông, đe dọa an ninh khu vực.
Theo hiệp định Nga-NATO năm 1997, các nước đồng minh đã cam kết sẽ không tăng thêm quân đội trên lục địa Châu Âu.