Ai là "niềm hi vọng", giúp Putin hàn gắn quan hệ với châu Âu?

My Lan |

Tổng thống Nga Putin hi vọng Nga có thể hàn gắn quan hệ vốn đang nguội lạnh với châu Âu, đồng thời xây dựng những sự hợp tác hơn nữa.

Trong cuộc gặp với Tổng thống Séc Milos Zemans ngày 9/5 ở Moscow, Tổng thống Nga Putin bày tỏ:

"Chúng tôi (nước Nga) không phải là những người khiến cho mối quan hệ với châu Âu trở nên nguội lạnh, nhưng tôi hi vọng rằng, nhờ những chính trị gia như ngài, chúng tôi sẽ thành công trong việc khôi phục lại chúng (quan hệ Nga - châu Âu) và sẽ tiến xa hơn".

"Thật là mừng khi được nói rằng vẫn có những chính trị gia có thể bày tỏ quan điểm của mình một cách trực diện, thực thi chính sách độc lập và bảo vệ nó".

Ông Putin khẳng định, ông hi vọng Nga sẽ không chỉ hàn gắn lại mối quan hệ đang rạn nứt, mà còn xây dựng mối quan hệ hợp tác với châu Âu.

Về phần mình, ông Zeman cũng bày tỏ sự phản đối các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga và cho rằng chúng sẽ sớm được dỡ bỏ, có thể là vào cuối năm nay.

Ông này cũng cho rằng, sự nguội lạnh trong quan hệ giữa Nga và châu Âu sẽ sớm phải "nhường đường" cho những sự hợp tác về văn hoá, chính trị và kinh tế.

Một tháng trước ngày diễn ra lễ kỉ niệm Ngày Chiến thắng ở Nga, ông Zeman đã bất ngờ thay đổi quyết định, tuyên bố sẽ không dự lễ duyệt binh ở Moscow, do chịu nhiều áp lực từ trong nước cũng như từ các quốc gia phương Tây.

Phát ngôn viên của Tổng thống Séc Jiri Ovcacek khi đó cho hay, ông Zeman dự kiến sẽ chỉ thay gia buổi lễ tưởng niệm ở Moscow, cùng đặt vòng hoa và vinh danh những người lính Hồng quân đã hi sinh trong Thế Chiến II.

Còn trong thời gian duyệt binh, ông này sẽ có cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Slovakia Robert Fico.

Tuy nhiên, theo hãng tin Nga Sputnik, đúng ngày 9/5, ông Zeman đã có mặt ở Moscow, cùng với Putin và nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, chứng kiến cuộc duyệt binh hoành tráng nhất lịch sử nước Nga hiện đại.

Cựu Thủ tướng Ý
Silvio Berlusconi
Trên khán đài trung tâm tại Quảng trường Đỏ, hình ảnh lãnh đạo các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác ngồi cạnh Tổng thống Putin là bằng chứng cho thấy nước Nga không bị cô lập, mà ngược lại, nó cho thấy sự thất bại chính trị của phương Tây.

Quan hệ giữa Nga và châu Âu đã xấu đi nhanh chóng do cuộc khủng hoảng ở Ukraine năm 2014. Cáo buộc Nga hậu thuẫn ly khai Ukraine, Liên minh châu Âu, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt lên Nga nhiều biện pháp trừng phạt về kinh tế.

Về phần mình, Moscow vẫn liên tục phủ nhận có liên quan tới xung đột nội bộ của Ukraine và khẳng định luôn sẵn sàng đối thoại, hợp tác với các đối tác châu Âu.

Ngày Chiến Thắng: Putin ôm ảnh cha bước bên "Trung đoàn bất tử"

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại