Xuất hiện thiết bị lạ trên tiêm kích J-20 Trung Quốc

Bình Đức |

(Soha.vn)-Tuku.military.china.com, một trong những trang mạng chia sẻ hình ảnh quân sự lớn nhất TQ, vừa đăng tải một số hình ảnh tiêm kích J-20 với một số thiết bị khá lạ mắt.

Mặc dù không còn ồn ào như lúc trước nhưng chương trình phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc vẫn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng trong và ngoài nước.
Mặc dù không còn ồn ào như lúc trước nhưng chương trình phát triển tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc vẫn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng trong và ngoài nước.
Gần đây trang mạng Tuku.military.china.com  đã cho đăng tải một số hình ảnh mới nhất về chương trình tiêm kích J-20. Chiếc J-20 số hiệu 2011 đã xuất hiện một số thiết bị khá lạ mắt thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng trong và ngoài Trung Quốc.

Mới đây trang mạng Tuku.military.china.com đã cho đăng tải một số hình ảnh mới nhất về chương trình tiêm kích J-20. Chiếc J-20 số hiệu 2011 đã xuất hiện với một số thiết bị khá lạ mắt .

Thiết bị lạ có hình lục giác được bố trí ở gần cửa hút không khí cho động cơ. Công năng sử dụng của thiết bị lạ này trở thành chủ đề bàn tán trên cộng đồng mạng Trung Quốc mấy ngày qua.
Thiết bị lạ có hình lục giác được bố trí ở gần cửa hút không khí cho động cơ. Công năng sử dụng của thiết bị lạ này trở thành chủ đề bàn tán trên cộng đồng mạng Trung Quốc mấy ngày qua.
Nó được bố trí cả hai bên cửa hút không khí của động cơ với 2 cái mỗi bên. Trang mạng Tuku.military.china.com  cho rằng thiết bị này có thể là một bộ phận của thiết bị tàng hình theo công nghệ tàng hình plasma.

Nó được bố trí cả hai bên cửa hút không khí của động cơ với 2 cái mỗi bên. Trang mạng Tuku.military.china.com cho rằng thiết bị này có thể là một bộ phận của thiết bị tàng hình theo công nghệ plasma.

Trang mạng này cho biết thêm, trong những năm 1960, Liên Xô và Trung Quốc đã hợp tác cùng nhau trong dự án nghiên cứu khả năng hấp thu sóng điện từ bằng cách tạo ra một vùng không khí bị ion hóa (plasma) xung quanh máy bay để giảm khả năng bị phát hiện.
Trang mạng này cho biết thêm, trong những năm 1960, Liên Xô và Trung Quốc đã hợp tác cùng nhau trong dự án nghiên cứu khả năng hấp thu sóng điện từ bằng cách tạo ra một vùng không khí bị ion hóa (plasma) xung quanh máy bay để giảm khả năng bị phát hiện.
Tuku.military.china.com  cho rằng, trong những năm qua, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu công nghệ tàng hình plasma. Các đơn vị nghiên cứu Trung Quốc đã đề xuất sử dụng phương pháp plasma áp suất cao không cân bằng để tạo ra một đám mây ion hóa lạnh giúp máy bay tàng hình tốt hơn.
Tuku.military.china.com cho rằng, trong những năm qua, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu công nghệ tàng hình plasma. Các đơn vị nghiên cứu Trung Quốc đã đề xuất sử dụng phương pháp plasma áp suất cao không cân bằng để tạo ra một đám mây ion hóa lạnh giúp máy bay tàng hình tốt hơn.
Trang này nhận định thêm. Công nghệ plasma lạnh dự kiến có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến công nghệ tàng hình plasma hiện nay. Thiết bị lạ trên J-20 được cho là bộ phận của máy phát tia điện tử nhằm tạo ra một đám mây ion hóa bao phủ xung quanh máy bay giúp nó tàng hình trước các biện pháp trinh sát điện từ.

Trang này nhận định thêm rằng công nghệ plasma lạnh dự kiến có thể giải quyết được các vấn đề liên quan đến công nghệ tàng hình plasma hiện nay. Thiết bị lạ trên J-20 được cho là bộ phận của máy phát tia điện tử nhằm tạo ra một đám mây ion hóa bao phủ xung quanh máy bay giúp nó tàng hình trước các biện pháp trinh sát điện từ.

Kỹ thuật sử dụng đám mây điện tử bị ion hóa hay công nghệ tàng hình plasma được đề xuất bởi  Arnold Eldredge thuộc General Electric vào năm 1956. Khi đó, ông đã sử dụng một máy gia tốc hạt để tạo ra một đám mây bị ion hóa  và nhận thấy rằng nó có khả năng hấp thụ hoặc làm méo tín hiệu phản xạ của sóng radar.
Kỹ thuật sử dụng đám mây điện tử bị ion hóa hay công nghệ tàng hình plasma được đề xuất bởi Arnold Eldredge thuộc General Electric vào năm 1956. Khi đó, ông đã sử dụng một máy gia tốc hạt để tạo ra một đám mây bị ion hóa và nhận thấy rằng nó có khả năng hấp thụ hoặc làm méo tín hiệu phản xạ của sóng radar.
Mặc dù khái niệm công nghệ tàng hình plasma đã ra đời được 58 năm nhưng đến nay chưa một quốc gia nào thành công với nó. Kỹ thuật tàng hình plasma vẫn là một thách thức đối với các nhà khoa học.
Mặc dù khái niệm công nghệ tàng hình plasma đã ra đời được 58 năm nhưng đến nay chưa một quốc gia nào thành công với nó. Kỹ thuật tàng hình plasma vẫn là một thách thức đối với các nhà khoa học.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại