Trong những năm qua, Hải quân nhân dân Việt Nam được trang bị nhiều lớp tàu mới có hỏa lực mạnh, hiện đại, tính tự động hóa cao, giúp tăng cường khả năng chiến đấu bảo vệ vùng biển chủ quyền của đất nước.
Ngoài thời gian đi biển, để đảm bảo tiết kiệm dự trữ, sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ trên tàu không có nhiều cơ hội thao tác thực tế trên tàu.
Từ đó, các tổ hợp mô phỏng phục vụ đào tạo, duy trì huấn luyện ra đời ngày càng nhiều, sinh động và sát thực tế chiến đấu.
Hệ thống mô phỏng Laguna-11661 của tàu hộ vệ tên lửa Gepard.
Hiện nay, với các tàu hộ vệ tên lửa Gepard, Việt Nam đã mua hệ thống mô phỏng Laguna-11661 dùng cho việc huấn luyện kíp thủy thủ trên các tàu này.
Hệ thống mô phỏng trên có tác dụng tạo điều kiện huấn luyện cho từng bộ phận trên tàu trước các tình huống có thể phát sinh trong thực tế như việc giả định hoạt động trong điều kiện sóng gió đến cấp 12.
Buồng lái của hệ thống giả định có tầm nhìn bao quát 270 độ, buồng chỉ huy có các thiết bị huấn luyện chỉ thị mục tiêu, tác chiến điện tử,... Ngoài Laguna-11661, các thiết bị tương tự dành cho lớp tàu tên lửa 1241.8 và tàu ngầm Kilo cũng đã được đưa vào sử dụng.
Tuy có nhiều ưu điểm, tính đồng bộ cao nhưng đi đôi với nó là giá thành đắt đỏ và sự phụ thuộc khi có hỏng hóc.
Nhiều năm qua, Viện kỹ thuật hải quân đã sớm làm chủ công nghệ mô phỏng, từng bước thiết kế các mô hình phục vụ huấn luyện với cấu trúc tương tự sản phẩm ngoại nhập.
Đề tài Thiết kế thiết bị mô phỏng tổ hợp pháo, tên lửa phòng không trên tàu hải quân để huấn luyện cho trắc thủ radar là một trong số các sản phẩm đó.
Việt Nam làm chủ công nghệ huấn luyện mô phỏng tàu chiến
Trong tương lai gần, từng hệ thống mô phỏng vũ khí, trang bị riêng lẻ nội địa hóa sẽ được lắp ghép thành tổ hợp hoàn chỉnh.