Vì sao Nga thận trọng với đề nghị mua Armata của Trung Quốc?

Trước nạn sao chép vũ khí Nga tại TQ, người Nga đã tỏ ra rất thận trọng trước lời đề nghị mua tăng Armata vừa được TQ đưa ra.

Thời gian gần đây, Trung Quốc đã bày tỏ hy vọng muốn mua loại xe tăng Armata nhưng theo Phó chủ tịch ủy ban nghị viên Nga cần phải thận trọng với lời đề nghị của Trung Quốc. Rõ ràng việc Nga thận trọng với Trung Quốc một phần là do nước này đã sao chép không ít công nghệ vũ khí tối tân của Nga, thậm chí sau đó còn đưa ra thị trường xuất khẩu cạnh tranh ngược lại với vũ khí Nga. (Trong ảnh: Đồ họa tăng Armata)
Hiện nay, rất nhiều mẫu vũ khí Nga đã bị Trung Quốc sao chép, trong đó có Type-99 được sao chép từ T-72 của Liên Xô. Ý tưởng phát triển Type-99 ban đầu của Trung Quốc là cho ra đời một loại xe tăng có sức mạnh có thể đánh bại tăng T-72 huyền thoại của Nga, đầu những năm 1980, bằng một số con đường, Trung Quốc đã có được trong tay mẫu xe tăng T-72 của Nga với nhiều cải tiến hiện đại như trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ hai, pháo chính nạp đạn tự động từ các nước Trung Đông. (Trong ảnh: Tăng Type-99)
Ngay lập tức, những chiếc T-72 được mổ xẻ và cuối cùng, năm 1990, mẫu thiết kế WZ123 (tên công nghiệp của Type-98) dựa trên chiếc T-72 được Viện 201 thuộc Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc (NORINCO) chế tạo thành công. Năm 1997, bốn mẫu xe tăng hoàn chỉnh đã được thử nghiệm tại tỉnh Hắc Long Giang và chúng đã khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc hài lòng, sau một cuộc thử nghiệm khắc nghiệt với tổng hành trình 20.000 km và bắn 200 phát đạn pháo. (Trong ảnh: Tăng Type-99)
Cuối năm 1998, một số lượng nhỏ mẫu xe tăng này đã được sản xuất và đặt tên là ZTZ-98 (Type 98) nhằm phục vụ cho cuộc duyệt binh diễu hành ngày 1/10/1999 kỷ niệm 50 năm quốc khánh Trung Quốc. Tuy nhiên, Type-98 vốn chỉ là một mẫu sản xuất vội vàng phục vụ duyệt binh, nên không được đưa vào phục vụ trong quân đội cho đến 2001, khi mẫu nâng cấp hoàn thiện nhất của dòng xe tăng này ra đời lấy tên là ZTZ-99 (Type 99). (Trong ảnh: Tăng T-72)
Được đưa vào phục vụ trong PLA lần đầu tiên vào cuối năm 2001,các quan chức quân sự cho biết nó nhanh chóng được đưa vào sản xuất để có thể trang bị cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vào năm 2008/2009.
Là niềm tự hào của binh chủng thiết giáp Trung Quốc, nhưng Type-99 vẫn không xóa hết những đặc điểm của mình từ chiếc T-72 của Nga. Ẩn sau khối giáp nổ hình chữ V phía trước với hình dạng hơi giống Leopard và lớp giáp nổ có thể tháo rời phía sau, tháp pháo chính của Type-99 vẫn mang dáng vẻ tròn, dẹt truyền thống của chiếc T-72. (Trong ảnh: Tăng T-72)
Ngoài Type-99 được sao chép từ T-72, dị bản tiếp theo của T-72 được Trung Quốc thực hiện thành công là xe tăng VT1A. Tăng chiến đấu VT1A của Trung Quốc được dựa trên T-72 nhưng đã có một số đặc điểm cải tiến gần giống với T-80UM2. Vì vậy chỉ cần chi phí thấp đã có được một sản phẩm có chất lượng tương đối là điều khiến khách hàng lựa chọn xe tăng của Trung Quốc. (Trong ảnh: Tăng chiến đấu VT1A)
Ngoài tăng Type 99 và VT1A được phát triển trên nguyên mẫu tăng T-72 của Nga, Trung Quốc còn tiến hành nhái xe bọc thép BMP-1 của Nga để cho ra đời xe bọc thép chiến đấu WZ-501. Ban đầu, chiếc WZ-501 có kiểu dáng y hệt BMP-1 của Liên Xô, với hệ thống hỏa lực gồm một pháo nòng trơn cỡ 73mm, bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển trên nóc xe cùng súng máy 7,62mm. Nó chỉ có khác biệt đôi chút là trọng lượng nhẹ hơn và tốc độ cao hơn. (Trong ảnh: Xe bọc thép WZ-501)
Đến những năm 1980, Quân đội Trung Quốc kết luận rằng việc phát triển xe chiến đấu bộ binh dùng pháo 73mm không còn phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa. Do đó, Tập đoàn Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) đã đưa ra phương án nâng cấp, hiện đại hóa WZ-501.
Mục đích chính của việc cải tiến là sử dụng module chiến đấu kiểu mới và trang bị vũ khí hiệu quả hơn nhưng khung gầm gần như không có sự thay đổi. Xe được trang bị tháp pháo hàn, với súng phóng lựu đạn khói, vũ khí chính được sử dụng là pháo tự động cỡ nòng 30mm “sao chép” pháo 2A72 của Nga. (Trong ảnh: Xe bọc thép BMP-1 trong Quân đội Việt Nam)
Sau đó, Trung Quốc còn phát triển WZ-501 với tháp pháo trang bị pháo tự động cỡ 25mm. Tuy nhiên, dự án này chỉ dừng ở mức thử nghiệm, chưa bao giờ được sản xuất. Xe chiến đấu bộ binh WZ-501 (Type 86) được vận hành bởi kíp xe 3 người và có thể chở tổng cộng 8 lính bộ binh cùng đầy đủ vũ khí trang bị trong xe. (Trong ảnh: Xe thép BMP-1 của Nga)
Ngoài những bản sao chép trên, Trung Quốc còn cho ra đời chiến đấu bộ binh ZBD–97 sao chép từ xe chiến đấu bộ binh BMP–3 của Liên Xô. Do được thiết kế trên nguyên mẫu BMP–3, tháp pháo ZBD–97 được cho là khá giống với tháp pháo xe chiến đấu bộ binh BMP–3. Tuy nhiên, khung thân ZBD – 97 lại khác biệt hoàn toàn. (Trong ảnh: Xe chiến đấu ZBD–97)
Ở hai sườn xe (trái, phải) cùng cửa ra vào phía sau đều có lỗ châu mai, khi cần thiết lính bộ binh trong xe “thò” súng cá nhân hoặc súng máy hạng nhẹ tấn công kẻ địch. Khoang chở quân có thể chứa được sáu lính cùng trang thiết bị đi kèm. Theo thiết kế khoang động cơ ZBD–97 nằm đằng trước bên phải xe, lái xe ngồi bên trái. Tháp pháo đặt ở giữa với hai người điều khiển gồm trưởng xe và pháo thủ. Khoang chở lính bộ binh nằm ở đằng sau xe và thiết kế hai cửa ra vào trên nóc cùng một cửa lớn ở đằng sau. (Trong ảnh: Xe chiến đấu ZBD–97)
Hỏa lực của ZBD–97 tương tự BMP–3, ZBD–97 trang bị pháo nòng xoắn bán tự động 100mm tích hợp khả năng bắn tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) qua nòng. Pháo 100mm bắn đạn nổ phá mảnh (HE-FRAG), cự ly bắn 4.000m, tốc độ bắn 10 viên/phút. (Trong ảnh: Xe bọc thép BMP–3)
Tên lửa chống tăng có mặt trên ZBD–97 là loại ATGM 3UBK10 gồm thùng bảo quản và tên lửa dẫn đường bằng laze. Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu xe tăng – thiết giáp, công sự và trực thăng bay thấp. Cự ly bắn của tên lửa từ 100 – 4.000m, độ chính xác 80%, xuyên giáp dày 600mm.
Với những trang bị như trên, Trung Quốc đánh giá rất cao ZBD–97, thậm chí các chuyên gia còn khẳng định ZBD – 97 hiện không có đối thủ xét trên khía cạnh xe chiến đấu bộ binh...

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại