Vì sao Israel hủy mua máy bay V-22 Osprey của Mỹ?

Ngọc Hòa |

Israel quyết định hủy hợp đồng mua 6 máy bay V-22 Osprey, quyết định này được Tel Aviv giải thích do tài chính. Vậy đây có phải là nguyên nhân chính?

Ngay sau quyết định hủy bản hợp đồng này với Mỹ, một đại diện Bộ Quốc phòng Israel ngày 30/10 cho rằng động thái trên chỉ đơn thuần bắt nguồn từ vấn đề tài chính.

Nhưng lời giải thích này được cho là chưa hợp lý bởi những lo ngại về mối quan hệ vốn đang có dấu hiệu rạn nứt giữa hai quốc gia đồng minh này trong thời gian gần đây.

Sức mạnh Vòm sắt trên biển của Israel Sức mạnh "Vòm sắt trên biển" của Israel

Barak 1 - Hệ thống tên lửa hạm đối không tầm ngắn tối tân của Israel được đánh giá là chiếc ô phòng thủ đáng tin cậy của tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ.

Tuy nhiên theo Lenta, nguyên nhân quan trọng nhất về quyết định của Israel rất có thể do bản thân máy bay V-22 Osprey thiếu đi sự an toàn cần thiết. Chỉ tính riêng trong quá trình thử nghiệm trong quá trình nghiên giai đoạn 1991 - 2000, V-22 Osprey chịu nhiều tai nạn khác nhau, làm 30 người thiệt mạng.

Một vấn đề nữa của V-22 Osprey là hệ thống dẫn chất lỏng bằng titan có thể xọ sát vào các dây khác, gây cháy nổ. Đây chính là nguyên nhân của vụ tai nạn năm 2000 khiến 5 lính thủy đánh bộ thiệt mạng.

Sự thiếu an toàn của V-22 Osprey đã được chính phi công Israel từng trải nghiệm trên máy bay này phàn nàn. Tạp chí IAF Magazine (chuyên san của Không quân Israel) đầu năm 2013 dẫn lời hai phi công đã từng sang Mỹ đào tạo lái máy bay V-22 là Đại tá Nimrod và Avi đăng tải, V-22 có một số đặc điểm quan trọng rất “bất tiện” đối với phi công.

Vì sao hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel ế ẩm? Vì sao hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel ế ẩm?

Mặc dù là một hệ thống phòng thủ tiên tiến, đã trải qua thực chiến nhiều lần nhưng đến nay, Iron Dome vẫn chưa gặt hái được thành công ở thị trường vũ khí quốc tế.

Theo lời Đại tá Avi, người từng là phi công trực thăng vận tải hạng nặng CH-53D Sea Stallion, việc chuyển chế độ bay đột ngột từ cánh bằng sang trực thăng của V-22 ở tốc độ cao gây ra sự nhiễu loạn rất khó điều khiển.

“Phi công sử dụng cần điều khiển chuyển trạng thái cánh, nhưng điểm khó chịu là cần điều khiển này cũng dùng để điều khiển lực nâng và hướng của máy bay. Điều bất tiện này làm phi công mất cảm giác điều khiển”, ông Avi cho biết.

Đại tá Avi cũng nhận định, phi công trực thăng khi điều khiển V-22 ở chế độ cánh cố định sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thất tốc, mất lực nâng. “Phi công V-22 cần phải nỗ lực để đảm bảo lực nâng”.

Hai phi công Israel trên được đào tạo lái máy bay V-22 kéo dài 2 tuần ở căn cứ của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tại bang Florida với nhiệm vụ chính là đánh giá khả năng hoạt động và tương thích của V-22 nếu được không quân Israel chọn mua.

Tháng 4/2013, trong khuôn khổ chuyến công du đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đến Israel, Tel Aviv đã đồng ý mua 6 máy bay đa nhiệm V-22 Osprey hiện đại.

Dù còn nhiều nghi ngại về độ an toàn của dòng máy bay này nhưng không thể phủ nhận rằng đây là dòng máy bay hàng đầu hiện nay, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

V-22 Osprey nổi tiếng ở khả năng thay đổi cơ cấu cánh từ cánh cố định sang trực thăng. Ở chế độ cánh cố định, V-22 có thể đạt tốc độ bay tới 565km/h và tầm hoạt động đạt 722km. V-22 được thiết kế để chở theo 32 binh sĩ hoặc 9 tấn hàng hóa.

V-22 được thiết kế với hệ thống điện tử hoàn toàn mới và nhiều tiện ích. Thân máy bay được gắn nhiều loại cảm biến khác nhau để cảnh báo cho phi công trong các trường hợp có sự cố bên ngoài. Bên trong khoang lái là hệ thống bản đồ điện tử thời gian thực, phần mềm cảnh báo tên lửa, radar cũng như hệ thống gây nhiễu đối phương.

V-22 được trang bị súng máy M240, súng nòng xoay đạn 7.62mm và một tháp pháo gắn phía bụng. Với thế mạnh của mình, mỗi giờ bay V-22 tiêu tốn của quân đội Mỹ 10.000 USD trong khi Sea Knight chỉ mất 4.600 USD mỗi giờ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại