Các học giả và bình luận viên đều lo ngại sức mạnh quân sự TQ trỗi dậy hung hăng là nhằm ngăn chặn Mỹ không thể hoạt động ở Đông Á, thậm chí lên kế hoạch thay Mỹ làm siêu cường dẫn đầu thế giới.
Trong lúc chương trình hiện đại hóa quân sự của TQ tạo ra những thách thức an ninh cho Mỹ và các đồng minh ở châu Á, thì hậu quả của nó lại phức tạp hơn:
Trung Quốc không phải là một đối thủ quân sự ngang tầm, để gây ra những vấn nạn nghiêm trọng ở Đông Á, một khu vực có tầm quan trọng đối với Mỹ và phần còn lại của thế giới.
Xét về vũ khí và khả năng chiến đấu, Quân giải phóng nhân dân TQ (PLA) vẫn kém xa Mỹ về chất lượng khí tài quân sự, kinh nghiệm và rèn luyện.
PLA có truyền thống là để bảo vệ Đảng Cộng sản TQ (CPC) trước những thù địch nước ngoài và nội địa, có một số ít tên lửa đủ để phóng đầu đạn hạt nhân.
Đầu những năm 1990, TQ bắt đầu phát triển khả năng đưa quân ra nước ngoài, bằng không - hải quân và tên lửa đạn đạo. Một vài tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu di động trên biển.
TQ cũng hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, bằng cách sử dụng tên lửa di động phóng từ trên bộ, cùng tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm.
Nhưng TQ vẫn chưa thể vượt qua khả năng của Mỹ. Các tài liệu quân sự lưu hành nội bộ của TQ thừa nhận cách biệt quá lớn giữa TQ với những kẻ thù có ưu thế về kỹ thuật cao.
Từ đó, các tài liệu này đề xuất những chiến thuật - chiến lược có thể cho phép “yếu vẫn có thể thắng mạnh”.
Lá bài tẩy của TQ là chiến tranh mạng, với nhiều tin tặc được nhà nước tài trợ. Năm 2013, tướng Mỹ Keith Alexander chỉ huy chiến tranh mạng của Mỹ, xác nhận chiến tranh mạng của TQ “giỏi nhất thế giới”.
TQ còn rầm rộ khoe một tiến bộ khác là triển khai chiếc tàu sân bay đầu tiên, một tàu chiến thời Chiến tranh Lạnh mua từ Ukraine. Từ đó, Bắc Kinh có kế hoạch tự đóng hai tàu sân bay khác.
Động thái này có ý nghĩa, đặc biệt do các láng giềng của TQ yếu hơn, nhưng nó khó thể giữ vai trò quyết định trong cán cân quyền lực Mỹ - Trung.
Mỹ có 11 tàu sân bay hạt nhân, với một lực lượng lớn khác được huấn luyện kỹ để hộ tống và bảo vệ chúng.
Mỹ còn có hàng chục năm kinh nghiệm từ Thế chiến 2 và Chiến tranh Lạnh, trong việc truy tìm và tấn công tàu sân bay địch.
Nhiều nhà phân tích quân sự lo ngại tính dễ bị tấn công của tàu sân bay Mỹ từ tên lửa và thủy lôi TQ, chứ không sợ Mỹ bị tấn công từ chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay TQ.
Ngoài việc có vũ khí hiện đại hơn, Mỹ có lợi thế lớn hơn về kinh nghiệm huấn luyện và kinh nghiệm chiến trường.
TQ chưa tham gia một cuộc xung đột quốc tế lớn nào từ năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình lệnh cho bộ binh trang bị yếu kém xâm lược Việt Nam, và nhận lấy thảm bại.
Ngược lại, quân đội Mỹ liên tục tham chiến ở khắp nơi trên thế giới, từ sau Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất vốn bắt đầu hồi đầu năm 1991.
Một trong những lợi thế lớn nhất của Mỹ so với TQ, là mạng lưới đồng minh 60 nước vốn chiếm 80% mức chi quân sự toàn cầu, kể cả Mỹ.
TQ chỉ có mỗi Triều Tiên là đồng minh, cùng một đối tác an ninh mạnh là Pakistan. TQ có quan hệ hợp tác quốc phòng và mua bán vũ khí với Nga, nhưng hai nước này có lịch sử thù địch nên không tin cậy lẫn nhau, khiến khó thể gọi là một khối liên minh.