Thử vũ khí khủng khiếp
Thông tin này được hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 27/2 cho biết. Theo đó, đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã thị sát buổi thử nghiệm này.
Phát biểu sau buổi thử nghiệm, Chủ tịch Kim Jong Un cho biết, loại vũ khí mới mà họ thử là súng chống tăng xách tay được dẫn đường bằng laser và có tầm bắn xa nhất thế giới.
Dù công bố về loại vũ khí và kết quả thử nghiệm nhưng KCNA không hề tiết lộ về hình ảnh.
Nói về hình dáng và độc chính xác của vũ khí này, nhà lãnh đạo Kim cho biết chúng có độ chính xác “như một khẩu súng bắn tỉa” và có khả năng xuyên giáp cũng như sức công phá cực mạnh, theo KCNA.
Ngoài ra, bản tin này còn nói nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim “hài lòng ghi nhận rằng ngay cả những loại xe tăng và xe thiết giáp đặc biệt của kẻ địch - được khoe là có khả năng hoạt động cơ động và sức tấn công dữ dội - sẽ không hơn gì những quả bí ngô bị luộc chín trước vũ khí chống tăng có dẫn đường này”.
Trước kết quả thử nghiệm mỹ mãn này, theo KCNA, ông Kim đã ra lệnh nhanh chóng sản xuất hàng loạt loại súng chống tăng trên và sẽ triển khai chúng ở chiến tuyến và các đơn vị ven biển.
Cường quốc vũ khí
Chương trình vũ khí và đặc biệt là vũ khí hạt nhân của Triều Tiên luôn khiến cuộng đồng quốc tế đau đầu, nhất là sau khi nước này tuyên bố thử thành công bom H hồi đầu năm 2016.
Vụ phóng tên lửa này được thực hiện lúc 10h00 ngày 6/1 diễn ra thành công tại khu vực khu vực Punggye-ri.
Được biết, Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên bắt đầu năm 1956, mặc dù nước này đã ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Đến năm 2003, Bình Nhưỡng đã rút khỏi Hiệp định này, với lí do “bị chính sách thù địch của Mỹ đe dọa”.
Ba năm sau, vụ thử hạt nhân đầu tiên diễn ra. Vụ thử thứ 2 diễn ra vào năm 2009 và vụ thứ 3 được nối tiếp sau đó 4 năm.
Các vụ thử với lượng nổ lần sau lớn hơn lần trước này đều thành công cho thấy Bình Nhưỡng đã nắm được công nghệ hạt nhân cơ bản và có khả năng chế tạo bom nguyên tử.
Bom nguyên tử hoạt động theo nguyên lý phân hủy các hạt nhân nặng - không bền như urani hay plutoni thành các hạt nhân nhẹ hơn và giải phóng năng lượng.
Sức công phá của một quả bom nguyên tử tương đương với từ 1.000 tấn thuốc nổ TNT (1 KT) đến vài trăm nghìn tấn.
Bom nhiệt hạch có sức công phá mạnh gấp hàng ngàn lần bom nguyên tử. Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại là bom nhiệt hạch giải phóng năng lượng từ quá trình tổng hợp hai hạt nhân nhẹ (hydro) thành một hạt nhân nặng hơn (heli). Đây cũng là phản ứng đang diễn ra trên Mặt Trời.
Tuy nhiên, do các hạt nhân đều tích điện dương và đẩy nhau, cần phải có một năng lượng rất lớn, hay một nhiệt độ rất cao để đưa chúng tới khoảng cách đủ gần để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Điều kiện này chỉ có thể đạt được nhờ cho nổ một quả bom nguyên tử. Như vậy, một quả bom nhiệt hạch là một quả bom kép, trước tiên phải cho nổ bom nguyên tử để tạo điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra.
Nó cũng đồng nghĩa với việc, một quốc gia muốn chế tạo được bom H thì phải làm chủ được công nghệ chế tạo bom A.
Khi đã đủ trình độ chế tạo bom H thì nước đó mới có khả năng tạo được vụ nổ hạt nhân lớn với một khối lượng nguyên liệu hạt nhân nhỏ.
Làm chủ được công nghệ này, các quốc gia hạt nhân mới có khả năng thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để gắn lên tên lửa hay các vũ khí nhỏ hơn, ví dụ như đạn pháo.
Hiện có 9 nước tuyên bố có sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên (có thể thêm Israel).
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào có năng lực hạt nhân cũng có thể chế tạo được vũ khí hạt nhân nhiệt hạch.
Trong số 9 nước này, chỉ có 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ bom H.
Nếu vụ thử nghiệm này của Triều Tiên chính xác là bom nhiệt hạch thì từ thời điểm này, Bình Nhưỡng đã chính thức bước vào nhóm cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới.