Hồi tháng 6 năm nay, Peter Singer, một nhà tương lai học của Washington – Mỹ đã cảnh báo các nhà lãnh đạo quân sự nước này rằng chiến tranh thế giới thứ 3 với Trung quốc đang đến gần.
Ông Singer phác họa viễn cảnh đen tối cho các quan chức tình báo, sĩ quan Không quân và chỉ huy Hải quân Mỹ như sau:
Một ngày nào đó, máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Mỹ có thể bị cho nổ tung trên bầu trời do vi mạch của Trung Quốc sản xuất, trong khi tin tặc Trung Quốc tìm cách theo dõi hoạt động tình báo của quân đội Mỹ và rồi binh lính Trung Quốc chiếm lấy Hawaii.
Những dự báo có vẻ giật gân này của ông Singer căn cứ vào thông tin từ cuốn sách dài 400 trang có tựa đề "Ghost Fleet: A Novel of the Next World War" (Tạm dịch: “Hạm đội ma: Tiểu thuyết của chiến tranh thế giới tiếp theo”).
Theo tạp chí Popsci (Mỹ), nội dung cuốn sách này đã dự đoán viễn cảnh có thể xảy ra nếu Chiến tranh thế giới lần 3 bùng nổ.
Trong đó, Trung Quốc được cho là có thể triển khai các hệ thống vũ khí dưới đây để tham chiến:
Tàu khu trục Zheng He - một trong những chiếc Type 055 đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.
Con tàu này có thể mang được 128 tên lửa phòng không tầm xa, tên lửa chống hạm và tên lửa đánh đất, cũng như pháo cỡ nòng 130mm.
Pháo hạm H/PJ-38 là loại pháo chính trang bị trên các tàu khu trục Type 052D và có thể trên cả tàu khu trục Type 055.
Do có thể bắn được đạn nặng 90kg với tầm bắn lên đến trên 30km nên H/PJ-38 không chỉ hữu dụng trong việc tấn công các mục tiêu ven bờ mà còn rất hiệu quả khi đối phó với tàu chiến đối phương.
Tàu khu trục Kunming là chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp Type 052D, đóng vai trò chủ lực trong Hải quân Trung Quốc.
Con tàu có lượng giãn nước 7.500 tấn này được trang bị radar mạnh hơn các tàu AEGIS hiện tại của Mỹ.
Đây là một trạm chỉ huy mặt đất (GCS) đặc biệt sử dụng công nghệ holographic.
Khi được lắp đặt trên các tàu chiến lớn như Type 055, hệ thống này sẽ cho phép chỉ huy quan sát được bức tranh toàn cảnh mà không bị chìm ngập trong những dữ liệu trừu tượng.
Hiện tại, các phi công Trung Quốc đang sử dụng kính thực tế ảo 3D để huấn luyện trong các điều kiện môi trường khác nhau.
Nhờ sự phát triển của công nghệ thực tế ảo, thiết bị này không chỉ phục vụ thực hành huấn luyện mà còn có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác như xâm nhập vào hệ thống mạng của đối phương.
Tàu lặn Giao Long là thiết bị lặn ở độ sâu lớn, do 3 người vận hành. Nó có thể lặn tới độ sâu 7.500m để khảo sát đáy biển.
Hình ảnh đồ họa của trạm vũ trụ Tiangong 3 cho thấy 3 module gồm trạm Tiangong, 1 module có điều khiển Shenzhou ở bên dưới và 1 thiết bị tự động tiếp vận Tianzhou đang được lắp ráp cùng nhau.
Về mặt lý thuyết, trạm Tiangong 3 có thể được trang bị vũ khí laser chống vệ tinh.
Bộ thiết bị khung xương trợ lực mới này của Trung Quốc mang lại đủ sự mạnh mẽ và linh hoạt để người mặc thực hiện được những cú đá cao.
Tính linh hoạt là yêu cầu quan trọng đối với áo trợ lực bộ binh. Binh lính sử dụng bộ thiết bị này có thể mang được những loại vũ khí hạng nặng và di chuyển nhanh chóng.
ZH-05 là mẫu súng trường thông minh của Trung Quốc mang lại nhiều lợi thế công nghệ cao trong tác chiến đô thị.
ZTZ-99A là mẫu xe tăng hiện đại và được bảo vệ tốt nhất hiện nay của Trung Quốc.
Trong khi pháo cỡ 125mm trên ZTZ-99A là mối đe dọa chết người với xe tăng đối phương thì lớp giáp dày và hệ thống vũ khí điều khiển từ xa giúp ZTZ-99A trở thành một ứng viên cho tác chiến đô thị.
Z-10, cũng như các loại trực thăng tấn công hiện đại ngày nay có thể mang theo nhiều loại tên lửa và rocket như tên lửa chống tăng HJ-10, cũng như pháo 23mm với khả năng bắn 600 phát/phút.
Mặc dù Z-10 thường được triển khai từ đất liền, nó cũng có thể hạ cánh trên nhiều loại tàu dân sự và quân sự để thực hiện nhiệm vụ tấn công trên biển.
Máy bay không người lái tầm xa Kiêu Long có thiết kế cánh độc đáo để giảm lực cản nên tăng được hiệu quả sử dụng nhiên liệu và thời gian duy trì bay.
Khả năng hoạt động trong thời gian dài và ở độ cao lớn khiến nó phù hợp với các nhiệm vụ tuần tra liên tục trên diện rộng để phát hiện các động thái đáng ngờ hoặc thù địch.
Tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D là bước đột phá trong kho vũ khí chống tiếp cận của Trung Quốc.
Phiên bản hiện tại của DF-21D mới vươn tới vùng phía tây Thái Bình Dương (TBD) nhưng vũ khí siêu vượt âm của Trung Quốc trong tương lai có thể mở rộng tầm bắn, ít nhất là đến trung tâm TBD.
Khinh khí cầu VTAS với khả năng bay cao hàng nghìn mét và trang bị nhiều loại cảm biến như thiết bị định vị phát bắn, radar để phát hiện tên lửa hành trình và tàu đối phương.
Nó còn trang bị cảm biến hồng ngoại để nhận biết những đối tượng không được phép ra vào khu vực hạn chế.
Mẫu robot Hunters có thể bò vào khu vực đổ nát để tìm người sống sót và trong tương lai, người ta có thể sử dụng loại robot này để săn tìm mục tiêu trong tác chiến đô thị.
Đây là phương tiện bay 4 cánh quạt. Khi trở nên lớn hơn, rẻ hơn và thông minh hơn, chúng có thể được vũ trang để săn lùng mục tiêu.
Trực thăng không người lái SVU-200 có thể mang theo tải trọng 200kg và bay với tốc độ 209km/giờ. Mẫu trực thăng này từng được trưng bày tại triển lãm ở thủ đô Washington (Mỹ) vào năm 2013.
Trong tương lai, nó có thể được sử dụng để tấn công mục tiêu trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Tên lửa tầm xa PL-12 thường được trang bị trên các chiến đấu cơ của Trung Quốc. Động cơ ramjet giúp chúng tăng tính cơ động.
Mẫu PL-12D, PL-12 có thể là vũ khí chống lại các chiến đấu cơ tàng hình hiện đại nhất.
H200 là một trong những mẫu radar mảng pha đầu tiên của Trung Quốc nhưng nó vẫn còn rất hiệu quả.
Ban đầu, H200 được trang bị cùng các hệ thống tên lửa phòng không KS-1 nhưng với thiết kế nhỏ gọn, nó có thể nhanh chóng được bố trí trong đô thị.
Bên cạnh đó, với những nâng cấp cả về phần cứng và phần mềm, H200 có thể dẫn bắn những loại tên lửa chết người.
Hình ảnh đồ họa này cho thấy mẫu máy bay vận tải Y-20 trang bị động cơ D-30 ở dưới, trong khi mẫu động cơ mạnh mẽ và hiệu quả hơn là WS-20 được lắp ở chiếc Y-20 phía trên.
Y-20 với động cơ WS-20 có thể được sử dụng để đưa đón VIP cũng như thả lính dù, xe tăng và quân tiếp viện khác.
Khi đi vào hoạt động đầy đủ cuối thập kỷ này, J-20 sẽ được trang bị động cơ phản lực WS-15, cho phép nó có thể di chuyển với tốc độ siêu âm.
Đây sẽ là máy bay tàng hình chủ lực của Trung Quốc, có nhiệm vụ bảo vệ không phận Đại lục.
Từ khi đi vào phục vụ năm 2012, tàu sân bay Liêu Ninh đã hoạt động tích cực trên biển, như tham gia tập trận cùng các tàu chiến khác, chẳng hạn tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 052C.
Những kinh nghiệm thu được từ tàu sân bay đầu tiên là bước tiến quan trọng để Trung Quốc xây dựng 1 lực lượng hải quân tầm cỡ thế giới, có khả năng bảo vệ từ trên không và phối hợp hoạt động chung.
Hình ảnh đồ họa cho thấy 2 tiêm kích hạm J-15 mang đầy tải với tên lửa không đối không và tên lửa chống tàu.
Chiếc J-15 ở xa mang theo tên lửa chống radar Kh-31/YJ-92, trong khi chiếc ở gần mang tên lửa chống hạm siêu âm YJ-12.
Trong tương lai, tiêm kích tàng hình J-31 có thể được trang bị trên tàu sân bay của Trung Quốc.
Với tên lửa chống hạm mạnh mẽ, J-31 hứa hẹn trở thành công cụ phòng thủ đảo hiệu quả.
YJ-12 là loại tên lửa chống hạm phóng từ máy bay nguy hiểm nhất của Trung Quốc. Nó có tầm bắn trên 400km, tốc độ Mach 3.5.
Như vậy, khi YJ-12 được phóng từ ngoài đường chân trời thì tàu đối phương chỉ có 10 giây để phản ứng.