Lễ Diễu binh - diễu hành chào mừng 40 năm Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước đã diễn ra tại đường Lê Duẩn - trục đường chính của thành phố Hồ Chí Minh, hướng thẳng vào Dinh Thống Nhất lúc 7h sáng nay, ngày 30/4/2015.
Theo thông báo, cuộc diễu binh - diễu hành có sự tham gia của khoảng 6.000 người, trong đó có 4.000 chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng quân đội, công an chia làm 38 khối, mỗi khối 100 người.
Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Phần 1
Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - Phần 2
Đoàn diễu binh các khối lực lượng vũ trang đi qua đường Nguyễn Huệ. Khi đi qua những nơi có người dân đứng xem đông, các khối thực hiện động tác như tiến qua lễ đài.
Tiếp đến là 8 khối diễu hành quần chúng gồm mặt trận tổ quốc, cựu chiến binh, công nhân, nông dân, thanh thiếu nhi, phụ nữ, tri thức và doanh nhân, nghệ thuật.
Đi cuối đoàn diễu binh là khối hồng kỳ gồm 100 người
Khối công an xã
Khối chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Khối nữ sĩ quan cảnh sát giao thông
Khối nam sĩ quan Công an thành phố Hồ Chí Minh
Khối chiến sĩ cảnh sát cơ động diễu binh với súng tiểu liên MP5
Súng tiểu liên 9 mm MP5 do Đức thiết kế, phát triển vào thập niên 1960 bởi nhóm kỹ sư thuộc nhánh công xưởng Tây Đức của Heckler & Koch GmbH (H&K). MP5 lần đầu được giới thiệu năm 1966 với tên HK54. Tên MP5 xuất phát từ Maschinenpistole 5 (súng tiểu liên mẫu số 5).
MP5 là khẩu súng có uy lực không lớn nhưng bù lại nó có độ giật thấp khi bắn tốc độ nhanh; nhỏ gọn, nhẹ, tiện lợi và có thể lắp thêm phụ kiện như ống giảm thanh, kính ngắm laser... nên khẩu tiểu liên này rất được các đội đặc nhiệm nổi tiếng trên thế giới ưa dùng.
Nhưng do có sức công phá yếu nên MP5 không thể đối đầu với các khẩu súng trường tấn công như AK-47 , M16 trên chiến trường. Hiện nay súng tiểu liên MP-5 đang được trang bị cho các lực lượng thuộc Bộ công an như cảnh sát cơ động, cảnh sát đặc nhiệm và lực lượng cảnh vệ.
Khối Công an nhân dân với xe mang Cảnh kỳ
Khối nữ dân quân các dân tộc
Khối nam dân quân các dân tộc
Khối dân quân tự vệ
Khối nữ dân quân miền Bắc diễu binh với súng trường SKS
Súng trường bán tự động SKS hay còn được gọi là CKC (Самозарядный карабин системы Симонова - súng trường nạp đạn tự động cơ cấu Simonov) sử dụng cùng loại đạn 7,62 x 39 mm như AK-47 và trung liên RPD.
SKS do kỹ sư Sergei Gavrilovich Simonov (1894 - 1986) thiết kế và được thử nghiệm trên chiến trường trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2. Sau này súng cùng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam.
Việt Nam bắt đầu được trang bị súng trường SKS từ năm 1960, mặc dù không còn trong biến chế của quân đội nhưng SKS vẫn được trang bị cho lực lượng dân quân tự vệ.
Khối nữ chiến sĩ du kích miền Nam diễu binh với súng M1 carbine
Súng trường bán tự động M1 Carbine là phiên bản thu gọn của M1 Garand, được sử dụng trong tất cả các đơn vị lính Mỹ (kể cả những đơn vị lính dù nổi tiếng trong chiến tranh Thế giới thứ 2). Ưu điểm của M1 Carbine là có chất lượng tốt, dễ sử dụng lại gọn nhẹ.
M1 Carbine được sản xuất với số lượng khoảng 6,5 triệu khẩu và trở thành loại vũ khí cá nhân của Mỹ được sản xuất nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới 2. Súng phục vụ trong Quân đội Mỹ đến tận năm 1973.
Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, M1 Carbine được sử dụng rộng rãi bởi Quân đội Mỹ và đồng minh trong chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), nó cũng được Mỹ xuất khẩu cho nhiều quốc gia đồng minh của họ ở Đông Nam Á.
Quân đội Việt Nam Cộng Hòa lúc đầu sử dụng loại súng này trước khi thay bằng M16, còn M1 Carbine được chuyển qua cho lực lượng tự vệ địa phương. Ta thu được một lượng không nhỏ súng M1 carbine dưới đạng chiến lợi phẩm trong và sau chiến tranh.
Khối thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến
Khối chiến sĩ cảnh sát biển
Khối chiến sĩ hải quân đánh bộ
Khối chiến sĩ hải quân
Khối sĩ quan hải quân
Khối sĩ quan biên phòng
Khối sĩ quan phòng không - không quân
Khối nữ sĩ quan thông tin liên lạc
Khối trinh sát đặc nhiệm diễu binh với súng Galil ACE 31
Galil là một dòng súng trường tấn công của Israel do Yisrael Galili and Yaacov Lior thiết kế vào cuối thập niên 1960 và được công ty Israel Military Industries Ltd (nay là Israel Weapon Industries Ltd) chế tạo từ đầu thập niên 1970.
Galil được thiết kế dựa trên súng trường tấn công RK-62 của Phần Lan, trong khi đó RK-62 lại dựa trên AK-47. Galil ACE là phiên bản mới nhất trong gia đình Galil với trọng lượng nhẹ hơn, có các thanh ray Picatinny để gắn các thiết bị hiện đại đi kèm.
Việt Nam đã bắt đầu sản xuất súng trường tấn công Galil ACE 32 và súng carbine Galil ACE 31 tại nhà máy Z111 theo giấy phép của IWI. Galil ACE của Việt Nam sử dụng báng gấp dạng khung kim loại thay vì báng rút như nguyên mẫu.
Khối chiến sĩ biệt động diễu binh với súng AKMS
Đây là phiên bản súng trường tấn công AKM với báng dạng khung kim loại có khả năng gấp gọn về phía trước, thường được trang bị cho lực lượng đặc công, biệt kích hay lính dù.
Khối chiến sĩ đặc công diễu binh với súng carbine M18
Súng carbine M18 xuất hiện lần đầu trong Lễ diễu binh chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Súng được cho là phiên bản cải tiến từ khẩu XM-177E2 trang bị cho lực lượng biệt kích Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Khẩu M18 do Việt Nam sản xuất vẫn sử dụng báng rút, nòng có chiều dài 11,5 inch như XM-177E2 nhưng đã sử dụng loa che lửa kiểu M16 thay cho loa che lửa dài của XM-177E2.
M18 cũng được cho là sử dụng loại đạn 5,56mm NATO M855 thay cho đạn 5,56mm .233 Remington dùng cho súng M16A1 cũ. Do đó có nhiều cơ sở để cho rằng M18 chính là phiên bản Colt Model 733.
Khối chiến sĩ bộ binh diễu binnh với súng AKM gắn lưỡi lê kiểu 6X4
AKM là phiên bản cải tiến của AK-47, được chính thức giới thiệu vào năm 1959. So với AK-47 thì trọng lượng của AKM nhẹ hơn, chỉ còn 3,1 kg.
Việc sử dụng loại thép mới có độ bền cao và cụm cò - búa được cải tiến bằng cách thiết kế thêm chi tiết làm trễ búa đập đã khiến cho AKM thêm tin cậy. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của AKM đó là súng được lắp một miếng vát giảm giật đầu nòng.
Gắn trên súng trường tấn công AKM là lưỡi lê kiểu 6X4, đây là phiên bản cải tiến của lưỡi lê 6X3 được giới thiệu vào giữa những năm 1960 với 2 thay đổi đáng kể.
Một miếng thép gia cường đã được thêm vào chuôi, nơi mà những người lính có xu hướng sử dụng với vai trò như một cái búa. Sự thay đổi lớn thứ 2 là vỏ bao đựng lưỡi lê được làm bằng nhựa thay cho vỏ bao cũ làm bằng thép phủ cao su cách điện.
Khối sĩ quan lục quân
Khối quân kỳ 5 cánh quân
Khối chiến sĩ giải phóng quân diễu binh với súng AK-47
AK-47 viết tắt của cụm từ "Avtomat Kalashnikova mẫu năm 1947" (tiếng Nga: Автомат Калашникова образца 1947 года) do kỹ sư Mikhail Timofeevich Kalashnikov thiết kế được đánh giá là vũ khí cá nhân số 1 của thế kỷ 20.
Cho đến thời điểm đầu thế kỷ 21, dù đã có 70 năm tuổi song AK-47 và các phiên bản của nó vẫn là vũ khí tiêu chuẩn của hơn 60 quân đội chính quy trên thế giới. Ngoài ra nó còn phục vụ trong rất nhiều các lực lượng vũ trang, du kích tại hơn 100 quốc gia khác nhau.
Chi phí thấp, độ tin cậy cao và rất hiệu quả trong điều kiện chiến đấu khắc nghiệt đã khiến cho AK-47 và các biến thể luôn giữ vững vị trí là thứ vũ khí cá nhân được ưa chuộng nhất với hơn 100 triệu khẩu đang được lưu hành.
Khối quân nhạc
Dẫn đầu đoàn diễu binh là Trung tướng Bế Xuân Trường - Phó Tổng tham mưu trưởng
Biểu tượng xe tăng 390
Tiếp theo là Khối cờ Đảng, cờ Tổ quốc
Đi đầu đoàn Diễu binh - diễu hành là xe mang Quốc huy nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
8h00: Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh - Phó Tổng tham mưu trưởng điều hành Lễ diễu binh - diễu hành
7h40: Trung tướng Nguyễn Văn Thái, nguyên phó chính ủy sư đoàn 7 - quân đoàn 4 đại diện cựu chiến binh Việt Nam lên phát biểu
7h14: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn khai mạc
7h05: Lễ chào cờ
6h30: Chương trình ca nhạc chào mừng buổi lễ được bắt đầu
4h00: Hình ảnh chuẩn bị trước buổi lễ diễu binh, diễu hành
Một số vị tướng lĩnh cho biết cảm tưởng tại thời khắc chiến thắng
Xem thêm video: Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Sài Gòn năm 1975