Tình hình Syria: Israel và Iran dùng vũ khí gì đe nhau?

Tình hình Syria có diễn biến chững lại trong Mỹ sẵn sàng phát động tấn công thì Israel và Iran lớn tiếng đe dọa nhau bằng những vũ khí hạng nặng.

Cơ sở của hai bên đưa ra lời đe dọa lẫn nhau là việc hàng loạt vũ khí của cả hai bên đã được triển khai và sẵn sàng tấn công. Theo truyền thông Israel ngày 28/8, quân đội nước này đã triển khai hệ thống tên lửa Patriot gần với biên giới Syria. (Trong ảnh: Hệ thống Patriot).
Việc triển khai tên lửa Patriot này được coi là quyết định điều động mới nhất của quân đội Israel trước ngưỡng cửa một cuộc chiến nhằm vào Syria sắp nổ ra. (Trong ảnh: Hệ thống Patriot)
Cũng trong ngày 28/8, quân đội Israel được lệnh huy động tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa, gồm cả Iron Dome, Arow II cùng với tinh thần cao nhất để đối phó với các cuộc tấn công từ Syria lẫn Hezbollah ở Lebanon. (Trong ảnh: Hệ thống Iron Dome)
Nói về quyết định điều động này, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đây chỉ là bước chuẩn bị để tự vệ của Israel trước nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài. Ông cho biết, quân đội đã sẵn sàng bảo vệ đất nước trước bất kỳ mối đe dọa nào, đồng thời đáp trả mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào nhằm gây tổn hại người dân Israel. (Trong ảnh: Hệ thống Iron Dome)
Ông Benjamin Netanyahu nhấn mạnh: “Chúng tôi không can dự vào cuộc nội chiến ở Syria nhưng nếu bất cứ kẻ nào âm mưu làm hại Israel, chúng tôi nhất định sẽ đáp trả thích đáng và mạnh mẽ hơn kẻ thù nhiều lần”. (Trong ảnh: Hệ thống Arow II)
Tuy nhiên, trước đó, Phó thủ tướng Isreael ông Silvan Shalom từng tuyên bố nếu tình trạng Syria trở nên tồi tệ hơn, Israel có thể sử dụng một số biện pháp, bao gồm cả hoạt động vũ trang để tự vệ. (Trong ảnh: Hệ thống Arow II)
Trước sự điều động vũ khí và tuyên bố của Israel, là đồng minh thân cận của Syria, Iran đã phát đi những tuyên bố đanh thép dành cho Israel, sẽ tấn công nước này bằng những vũ khí tối tân nhất hiện có của Iran. (Trong ảnh: Hệ thống Patriot)
Theo đó, lực lượng tên lửa đông đảo gồm: Tên lửa Katyushas (tầm bắn 25 km - 16 dặm)​​, Fahr-3 tầm bắn 45km (28 dặm), Fajr-5 (75km; 47 dặm), Zelzal-2 (200 km; 124 dặm) và có khả năng có cả tên lửa Fateh-110 (tầm bắn 200km) và tên lửa Scud-D có thể mang đầu đạn 750kg. (Trong ảnh: Tên lửa Katyushas).
Ngoài ra, kho tên lửa của Iran bao gồm một phiên bản cải tiến của tên lửa Shahab-3, Ghadr-1, có tầm bắn 1.600 km. Tuy nhiên, Iran hiện chỉ sở hữu khoảng 6 bệ phóng cho loại tên lửa này“. (Trong ảnh: Tên lửa Scud-D).
Tất cả những tên lửa này, nếu được Iran triển khai đều có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Israel. (Trong ảnh: Tên lửa Scud-D)
Tuy nhiên, nói về hiệu quả chiến đấu của lực lượng tên lửa Iran, ông Mark Fitzpatrick, giám đốc Chương trình Không phổ biến vũ khí và Giải trừ quân bị thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tại London cho biết: “Khả năng tấn công trực tiếp chống lại Israel của Iran là có hạn“. (Trong ảnh: Tên lửa Katyushas)
“Lực lượng không quân của Iran được đánh giá còn kém xa so với Không quân và Phòng không Israel“, ông Mark Fitzpatrick nói. (Trong ảnh: Hệ thống Arow II)

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại