Tìm hiểu quân hàm sĩ quan quân đội một số quốc gia trên thế giới (P2)

Tuấn Trung |

Thượng tá là một cấp bậc sĩ quan đặc biệt, chỉ xuất hiện trong một số ít quân đội trên thế giới.

Tìm hiểu quân hàm sĩ quan quân đội một số quốc gia trên thế giới (P1) Tìm hiểu quân hàm sĩ quan quân đội một số quốc gia trên thế giới (P1)

Đa phần các quốc gia trên thế giới đều sử dụng số lượng sao và vạch để nhận diện cấp bậc sĩ quan, tuy nhiên ở một số nước lại là những biểu tượng đặc biệt.

5. Thiếu tá

Quân hàm Thiếu tá Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thiếu tá (Major) là từ gốc Latinh có nghĩa "Chức vụ khá cao", "Người có tuổi". Hơn 400 năm trước, quân đội Tây Ban Nha đã sử dụng quân hàm này. Đến thế kỷ 16, thuật ngữ trên du nhập vào nước Đức, bắt đầu được coi là tên gọi của một cấp bậc quân hàm.

Năm 1698, người chỉ huy trung đoàn trong biên chế mới cũng như người nước ngoài tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Nga đều được phong hàm Thiếu tá. Từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19, quân đội Nga đã phân quân hàm Thiếu tá thành 2 loại là Thiếu tá cấp 1 và Thiếu tá cấp 2. Ngoài quân hàm, còn có những quy định riêng cho chức vụ như Thiếu tá cơ sở, Thiếu tá vệ binh, Thiếu tá lữ đoàn của Bộ tư lệnh tập đoàn quân.

Quân hàm Thiếu tá quân đội Đức

Ngày nay, trong hệ thống quân hàm của các quốc gia trên thế giới đều thiết lập quân hàm Thiếu tá, thường phong cho người giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng hoặc tương đương.

6. Trung tá

Quân hàm Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam

Trung tá (Lieutenant Colonel) là cấp bậc quân hàm phong cho chức danh trung đoàn phó của quân đội Nga vào thế kỷ 17, sau đó được nhân rộng ra khắp châu Âu. Bắt đầu từ năm 1713, khi Peter Đại đế thiết lập quân hàm Trung tá hải quân, chức vụ tương ứng với cấp bậc này là Thuyền trưởng cấp 2. Năm 1722, trong "Bảng cấp bậc sĩ quan", quân hàm Trung tá được quy định là cấp 2 trong thang quân hàm cấp tá.

Năm 1935 khi Hồng quân Liên Xô xây dựng hệ thống các cấp bậc quân hàm, quy định cấp tá chỉ có 2 bậc là Thiếu tá và Đại tá, đến năm 1939 mới bổ sung quân hàm Trung tá.

Quân hàm Trung tá quân đội Hàn Quốc

Hiện nay trong hệ thống quân hàm các nước trên thế giới đều có cấp bậc Trung tá, thường được phong cho quân nhân giữ chức vụ trung đoàn trưởng hoặc tương đương.

7. Thượng tá

Quân hàm Thượng tá Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thượng tá (Senior Lieutenant Colonel/ Colonel) - cấp bậc trung gian nằm giữa Trung tá và Đại tá, hiện có rất ít quân đội sử dụng cấp hàm này, kể cả những quốc gia có quân hàm Thượng úy. Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã từng có một thời gian ngắn bỏ cấp bậc này, khi đó cả Đại tá lẫn Thượng tá đều đeo quân hàm gắn 3 ngôi sao và đều được gọi là Đại tá.

Ngoài Việt Nam, quân hàm Thượng tá hiện chỉ có trong quân đội Trung Quốc và Triều Tiên. Thượng tá trong Quân đội Trung Quốc được gọi là Thượng hiệu, có 3 sao, dịch sang tiếng Anh là Colonel, ở trên Trung hiệu (tức Trung tá), thuộc nhóm sĩ quan cấp tá (Hiệu quan).

Quân hàm Thượng tá quân đội Trung Quốc

Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân hàm Thượng tá là mức đầu tiên của sĩ quan cao cấp, thường được phong cho trung đoàn trưởng, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự quận, huyện, giám đốc các xí nghiệp thuộc công ty, nhà máy của quân đội hoặc tương đương.

8. Đại tá

Quân hàm Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đại tá (Senior Colonel/ Colonel) từ gốc tiếng Italia có nghĩa là "Trụ cột". Trong hàng ngũ lính bộ binh của nước Pháp cổ đại, Đại tá là từ dùng để thay thế cho trung đoàn trưởng. Cuối thế kỷ 18, người Pháp coi trung đoàn trưởng và Đại tá là một. Còn ở Nga, quân hàm Đại tá xuất hiện từ thế kỷ 16, là cấp bậc dành cho chỉ huy trung đoàn. Đến năm 1631, quân hàm Đại tá đã thay thế các quân hàm khác như Đô đốc, Thủ trưởng trung đoàn... và trở thành quân hàm chính thức cho người nắm giữ chức vụ trung đoàn trưởng. Từ năm 1632, quân hàm Đại tá được dùng để phong cho các chỉ huy trung đoàn trong biên chế mới.

Đại tá được dịch sang tiếng Anh là Colonel. Riêng tại Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên do cấp tá có 4 bậc nên Đại tá còn được gọi là Senior Colonel. Đại tá hải quân ở nhiều nước có tên gọi riêng, không trùng với Đại tá lục quân nên dễ gây nhầm lẫn, ví dụ: Captain (Thuyền trưởng - Anh, Mỹ), Capitain de vaisseau (Thuyền trưởng - Pháp, có 5 vạch), капитан 1-го ранга (Thuyền trưởng cấp 1 - Nga, có 3 sao, 2 vạch).

Quân hàm Đại tá quân đội Mỹ

Ngày nay, trong hệ thống quân hàm của tất cả quân đội trên thế giới đều có cấp bậc Đại tá, là mức cao nhất của quân hàm cấp tá, thường phong cho sĩ quan chỉ huy giữ chức vụ sư đoàn trưởng hoặc tương đương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại