Trong phiên bản dự luật được chỉnh sửa, tổng kinh phí mà Hoa Kỳ dành chi tiêu quân sự theo kế hoạch cho năm 2016 đã cắt giảm 5 tỷ USD - đến 607 tỷ USD.
Nhìn chung, văn kiện bảo lưu tất cả các điều khoản then chốt của phiên bản trước đó, kể cả lệnh cấm đóng cửa nhà tù giam giữ các nghi phạm khủng bố người nước ngoài tại Guantanamo (Cuba).
Trong tài liệu này cũng giữ lại mục cho phép chính quyền Hoa Kỳ phân bổ 300 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Quyết định tương ứng thuộc quyền thông qua của chủ nhân Lầu Năm Góc theo thỏa thuận với Ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Có giả thiết là số tiền như vậy có thể được chi để dành cho Kiev "sự hiệp lực thích hợp trong lĩnh vực an ninh và tình báo". Ở đây bao gồm cả việc cung cấp vũ khí sát thương, trong đó có vũ khí chống tăng và súng cối.
Trước đó, Tổng thống Obama bác phương án cung cấp giao hàng như vậy. Cả những nước EU mà trước hết là Đức cũng chống lại dự định cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Trong chuyến thăm hồi tháng Hai đến nước Mỹ, Thủ tướng Angela Merkel đã cảnh báo Washington không nên thi hành biện pháp này. Đồng thời, lại có một số nước châu Âu khác như Ba Lan chẳng hạn thì nhiều lần phát biểu ủng hộ gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine.
Hồi đầu tháng Chín, Tổng thống Ukraine Poroshenko nói rằng châu Âu và Hoa Kỳ từ chối không cung cấp vũ khí cho Kiev vì hoạt động kém hiệu quả của quân đội Ukraine. Cũng thừa nhận rằng việc từ chối không cung cấp viện trợ quân sự thoạt tiên đã khiến ông này bị sốc.
Còn nhớ, hồi trung tuần tháng Bảy, Đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ là Valery Chalyi tuyên bố rằng Kiev đang nhận được vũ khí, kể cả các trang bị sát thương, là khoản cung cấp từ hơn chục quốc gia phương Tây. Ông này không nói rõ, đây là vũ khí từ những nước nào.