Trước tiên bạn cần phải lấy được lửa cái đã. Biện pháp đơn giản nhất để nhóm lửa đương nhiên là diêm và bật lửa. Có lúc diêm đáng tin cậy hơn so với bật lửa, bởi vì nó sẽ không hết đá hoặc hết ga,...
Tuy nhiên, vì diêm dễ hút ẩm, nên đôi khi cũng sẽ không dễ bắt lửa, để phòng vấn đề này, bạn có thể sử dụng mấy cách bảo quản diêm sau:
- Trước khi chuẩn bị đi xa, dùng nến nóng chảy tráng một lớp mỏng lên vỏ quẹt, nhúng đầu các que diêm vào nến nóng chảy. Khi cần dùng thì cạo lớp sáp nến đi, như vậy ta có thể hoàn toàn yên tâm rằng diêm luôn khô ráo.
- Bạn có thể dùng bất cứ thứ gì như cọng sậy, cành tre để nhét vào đấy mấy que diêm và một miếng vỏ quẹt. Dùng sáp nến hoặc sáp ong, xà phòng tắm bịt kín hai đầu, vậy là ta có một hộp chống ẩm tuyệt vời để trữ diêm.
Tuy nhiên, xà phòng tắm bị tan trong nước nên bạn không nên dùng nó nếu muốn lội qua sông hay suối.
Nếu không có diêm hay bật lửa, sự việc có thể trở nên phiền phức đôi chút, nhưng đừng lo, còn có biện pháp khác để lấy lửa.
Lính Mỹ được đào tạo kỹ năng sinh tồn tại Bắc Cực ở Căn cứ Eielson, bang Alaska.
1. Cách dùng thấu kính để lấy lửa
Trong kiến thức phổ thông về vật lý học chúng ta đã biết, ánh sáng mặt trời chiếu qua tiêu cự của thấu kính lồi sẽ sản sinh ra nhiệt lượng đủ để làm cháy vật bắt lửa dễ cháy như rêu khô, cỏ khô hoặc vụn gỗ khô,…
Kính lúp là một loại thấu kính lồi dễ tìm nhất. Nhưng nếu chúng ta phải lấy lửa khi không có kính lúp thì sao? Lúc đó bạn sẽ phải linh hoạt để tìm ra một thấu kính lồi khác.
Thấu kính của ống nhòm, của máy ảnh hoặc ngay cả mắt kính của chiếc kính cận về cấu tạo cũng giống như kính lúp và bạn có thể sử dụng chúng để lấy lửa với cùng một phương pháp.
Ngoài ra, khá nhiều đáy chai, lọ thủy tinh cũng là thấu kính lồi, dù hiệu quả không tốt như những thấu kính nói trên nhưng nó vẫn có thể dùng để lấy lửa được.
2. Cách dùng cung khoan lấy lửa
Chúng ta đều biết dùng que gỗ làm mũi khoan để lấy lửa, nhưng hai bàn tay xiết vào một que gỗ để quay, khả năng lớn là còn chưa ra lửa thì hai bàn tay bạn đã đau rát như bị lửa đốt. Nếu như có một chiếc cung khoan thì sự việc sẽ đơn giản hơn nhiều.
Tìm một cành cây dẻo, dùng dây giầy hoặc sợi dây khác tương đối chắc chắn để buộc làm thành một cánh cung. Vót nhọn một cành cây làm cái khoan lấy lửa.
Dùng dây của cung quấn hai vòng quanh mũi khoan để khi kéo đẩy cánh cung có thể làm quay tròn mũi khoan.
Tiếp theo, bạn có thể đặt đầu nhọn của khoan lấy lửa vuông góc trên một tấm gỗ cứng, bên cạnh mũi khoan để cỏ khô hay các vật dễ cháy, dùng tay phải kéo đi kéo lại cánh cung, làm cho khoan lấy lửa quay với tốc độ nhanh để khoan trong tấm gỗ cứng.
Chú ý là bạn phải dùng tay trái đặt ở đầu dưới của khoan lấy lửa để giữ cho mũi khoan vuông góc với tấm gỗ, vì vậy có thể tìm một hòn đá có cạnh lõm, dùng tay trái giữ hòn đá có thể tránh cho bàn tay bị rát hoặc bị thương.
Hãy kiên nhân kéo cánh cung, đến một lúc nào đó ma sát giữa mũi khoan và tấm gỗ sẽ đủ nóng để bật ra tia lửa và đốt cháy cỏ khô, vậy là bạn đã thắp được lửa rồi.
Lĩnh Anh ở dã ngoại luôn có bữa ăn nóng sốt nhờ những cách giữ lửa hữu ích.
3. Cách dùng đá lấy lửa
Đá lấy lửa là một loại đá tương đối thường gặp. Trong đá lấy lửa có chứa nhiều thạch anh, đá mầu vàng hoặc trắng, nửa trong suốt. Đá lấy lửa nguyên vẹn thường là hình tròn dạng trứng, miệng vỡ của đá lấy lửa có dạng vỏ hến.
Trước đây chúng ta thường nhặt đá lấy lửa đập vào nhau, dưới ánh sáng mặt trời có thể nhìn thấy ánh lửa tóe ra.
Nếu như dùng một dao nhỏ hoặc một vật bằng sắt để gõ vào đá lấy lửa, thì còn tốt hơn nhiều so với dùng đá đập vào nhau. Nếu bạn có một con dao nhỏ thì rất tốt.
Lấy sống dao đập mạnh vào đá lấy lửa, tia lửa rơi vào vật dễ bắt lửa sẽ có thể cháy thành ngọn lửa.
Hy vọng những kinh nghiệm bảo quản và lấy lửa của những người lính có thể giúp bạn có những chuyến dã ngoại thú vị và đáng nhớ.