"Sát thủ tàu sân bay" Tu-22M3 "BackFire C"
Từ khi ra đời, Tu-22M2 “BackFire B” được sử dụng trong một khoảng thời gian khá dài, suốt thập niên 70 và một vài năm trong thập niên 80. Thế nhưng, sau khi sử dụng được một thời gian, BackFire B bắt đầu bộc lộ những điểm yếu của mình. Động cơ, lỗ hút gió và khả năng phòng thủ phía sau của nó cực kì yếu. Thế nên, cuối thập niên 70, dự án Tu-22M3 bắt đầu được khởi động.
Mẫu BackFire C đầu ra được ra đời vào tháng 9-1976. Sau hơn 8 tháng chỉnh sửa, hoàn thiện và tiến hành các bước kiểm tra kỹ thuật, đến tháng 7-1977, BackFire C lần đầu tiên cất cánh trên bầu trời. Mẫu thiết kế của BackFire C đựa trên các mẫu thiết kế trước của gia đình BackFire là 45-01, 45-02 và cuối cùng là 45-03.
Những nhận định đầu tiên về BackFire C khá khả quan khi khắc phục được tất cả các điểm yếu của gia đình BackFire, với động cơ Kuzetsov NK-25 do chính Tổng giám đốc Cục thiết kế Kuzetsov là Nikolay Mikhailoyvich Gromov đứng đầu và phát triển dành riêng cho dự án BackFire C.
Với khoản kinh phí liên tục được rót từ Bộ quốc phòng, cuối cùng Cục thiết kế của Tupolev đã quyết định sử dụng titan trong cấu trúc của máy bay, diều mà trước đây chỉ có các tàu không gian mới được trang bị. Nhưng cũng chính nhờ vật liệu titan, trọng lượng của Tu-22M3 “BackFire C” giảm đến 15% và nhờ khả năng chịu nhiệt cao nên tốc độ bay của nó không ảnh hưởng gì đến cấu trúc tổng thể của máy bay. Toàn bộ thiết kế của BackFire từ hệ thống điện tử đến các bộ phận như bánh đáp đều được Phó chủ tịch Cục thiết kế Tupolev là Boris Ersinev Levanovich đứng đầu và chỉ đạo.
BackFire C còn một số thay đổi như hệ thống động cơ đẩy mạnh hơn ở NK-22 của BackFire B. Hiệu suất động cơ mới tăng 10% và giúp nó mang được nhiều vũ khí hơn các biến thể của gia đình BackFire. Thứ hai là hệ thống cửa hút gió, được thiết kế khá vuông và nằm bên cạnh phần mũi, tương tự như chiếc tiêm kích F-15 “Eagle” của Không lực Hoa Kỳ (USAF) , thế nhưng người Nga lại rất sáng tạo khi tạo ra một số cửa hút gió phụ trợ thêm cho 2 cửa hút gió chính, nhằm tăng cao hiệu suất làm việc cho động cơ.
Cánh chính của BackFire C được thiết kế cho phép thay đổi góc hợp với thân lên đến 60 độ, so với lúc trước chỉ là 45 độ. Điều này giúp nó linh hoạt và có thể thay đổi góc hợp để có thể đạt tốc độ cao nhất.
Mũi của Tupolev Tu-22M3 là nơi được thiết kế sử dụng titan nhiều nhất, với 65% là thành phần titan, 35% còn lại các hợp kim thép-aluminium. Bên cạnh đó là thiết kế mũi của BackFire C kéo dài và khá nhọn, nhằm làm giảm tối đa lực cản của không khí khi nó bay với vận tốc siêu âm. Nhưng nhờ cấu trúc như vậy, phần mũi không bị móp hay méo do sức nóng khi ma sát với không khí ở tốc độ cao. Cùng đó, phần mũi cũng được thiết kế để có thể tiếp liệu trên không và có thể nâng bán kinh hoạt động khá rộng là 6.000km khi có máy bay tiếp liệu trên không. Khung gầm của BackFire C cũng được gia cố khá chắc chắn để có thể chịu được độ nóng và sức ép cao.
Phần đuôi BackFire C được trang bị 1 khẩu GSh-23 cỡ nòng 23mm cho mục đích phòng thủ từ phía sau, điều mà các các biến thể trước của gia đình BackFire không có. Trong suốt thập niên 90, các nhà khoa học và Tổng công trình sư của Tupolev đồng thời cũng là người đứng đầu dự án Levanovich đã thiết kế để cải tiến bộ phận điện tử phục vụ sứ mệnh tác chiến trong trong 1 bán kính cực kì rộng lên đến 5.000 km (hi-hi-hi). BackFire C được trang bị 3 tên lửa ASM Raduga Kh-22M, có thể tấn công tiêu diệt bất kì khu trục hạm và hàng không mẫu hạm xâm phạm lãnh hải của Nga.
Hệ thống điện tử của Tu-22M3 được xem là khá hoàn hảo và tuyệt với nhất trong nhiều loại oanh tạc cơ của thế giới, cho đến nay nó vẫn được đánh giá rất cơ nhờ những điểm ưu việt trong tác chiến tầm xa. Hệ thống radar bao gồm:
- Radar cảnh báo sớm (RWR) Avtomat 3 có thể phát hiện bất kỳ mục tiêu nổi trên biển trong phạm vi 1.000m, nó từng được so sánh như 1 máy bay cảnh báo sớm nhưng lại được vũ trang mạnh mẽ.
- Chiến tranh điện tử:
+Hệ thống radar KNIRTI SPS-171/172 Sorbstiya với hệ thống quét mảng bị động và phát ra các tín hiệu gây nhiễu cho radar cảnh báo sớm của đối phương
+Radar gây nhiễu phụ trợ AG-56 liên tục phát đi các loại sóng xung điện từ với mục đích gây nhiễu và làm gián đoạn sóng radio giữa các phương tiện của địch
- Radar kiểm soát hỏa lực và dẫn đường:
+Hệ thống PRS-4KM Kripton/Box Tail tích hợp cả hệ thống xác định mục tiêu và kiểm soát hỏa lực cho khẩu GSh-23 cỡ nòng 23mm phòng thủ phía sau, tất cả đều được hiển thị trên 1 màn hình radar và camera kiểm soát và được vận hành bởi một xạ thủ phía sau.
+Hệ thống radar dẫn đường và tiếp cận tên lửa (AMAWS) L-082 MAK-UL nhằm dẫn đường cho tên lửa đồng, thời có thể tái xác định mục tiêu và giúp tên lửa tấn công các mục tiêu cực kì chính xác.
Xem thêm phần 1:
Vì sao Không quân Trung Quốc thèm muốn Tu-22M3 “Backfire C”?
Mời các bạn đón đọc phần 3: Vũ khí của “thần chết” Tu-22M3 “BackFire C”.