Vì sao Không quân Trung Quốc thèm muốn Tu-22M3 “Backfire C”?

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |

(Soha.vn) - Tu-22M3 là một trong 2 ứng viên sáng giá nhất cho kế hoạch "Second Island Chain Strategy" của Trung Quốc.

Phần 1: Gia đình BackFire của Không quân Xô Viết

Vì sao Không quân Trung Quốc thèm muốn Tu-22M3 “Back Fire C”?
‘Thần chết’ Tu-22M3 BackFire C.

Thời gian gần đây, Không quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAAF) liên tục cho đăng tải các thông tin về oanh tạc cơ Xian H-6K của mình. Đây là một loại oanh tạc cơ siêu âm được Trung Quốc liên tục quảng cáo trên khắp thế giới nhưng cho tới nay, vẫn chưa có quốc gia nào đề nghị mua Xian. Trong khi đó, một chiếc Xian MA-60 dân sự vừa bị gãy đôi ở Indonesia. Xian H-6K được xem như là thông điệp gửi đến các quốc gia có chủ quyền nằm trong cái gọi là “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc và cũng như một lời tuyên bố của Trung Quốc về khả năng tấn công bằng oanh tạc cơ của họ.

Xian H-6K của Không quân Trung Quốc
Xian H-6K của Không quân Trung Quốc
Hải Nam, nơi làm bàn đạp cho kế hoạch bành trướng của Trung Quốc.
Hải Nam, nơi làm bàn đạp cho kế hoạch bành trướng của Trung Quốc.

Thế nhưng, chưa dừng lại ở đó, PLAAF còn thèm khát nhiều loại oanh tạc cơ siêu âm hiện đại mà Nga đang sở hữu, với thiết kế mang được trọng tải lớn và đặc biệt là các tên lửa hành trình tầm xa và cực xa của Nga. Tất cả nhằm phục vụ cho kế hoạch “Second Island Chain Strategy” (tạm dịch: Chiến lược chuỗi đảo thứ 2).

Theo kế hoạch này, Hải Nam sẽ là nơi có căn cứ không quân dành cho các oanh tạc cơ nhằm có thể tấn công bất kỳ quốc gia nào không “nghe lời” Trung Quốc. Trong đó, 2 ứng cử viên sáng giá nhất là Tu-22M3 (hay còn được gọi là BackFire C) và Tu-95MS (còn được gọi là Bear H) là 2 loại oanh tạc cơ chiến lược khá hiện đại của Nga.

Tham vọng của PLAAF còn lớn hơn khi nhắm vào cả Tu-160 “Black Jack”, đây oanh tạc cơ lớn nhất, nhanh nhất và trọng tải lớn nhất trên thế giới. Vào năm 2005, Trung Quốc và Nga đã bắt đầu thương vụ mua bán này, khiến Hoa Kỳ vô cùng lo ngại vì Tu-22M3 và Tu-160 là 2 loại oanh tạc cơ có vận tốc rất lớn và không khác gì một chiếc tiêm kích siêu âm trên không. Hơn nữa, trọng tải cực lớn và khả năng tấn công bằng tên lửa hành trình tầm xa của nó có thể nguy hại cho Hoa Kỳ và các đồng minh tại Đông Á.

Liệu trong tương lai, ngoài những yêu sách phi lý, Trung Quốc còn đỏi hỏi gì hơn?
Liệu trong tương lai, ngoài những yêu sách phi lý, Trung Quốc còn đỏi hỏi gì hơn?

Thế nhưng 4 năm sau, Trung Quốc liên tục có những động thái gây rối, làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, đặc biệt là liên tục đe dọa Việt Nam, một trong những quốc gia có quan hệ thân tình với Nga. Bên cạnh đó là những hành động phá hoại hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông trong các khu vực lãnh hải của Việt Nam có sự tham gia của Gazprom, tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Nga. Điều đáng nói là, các khu vực khai thác này đều nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng Trung Quốc cứ khăng khăng là: “Không được khai thác, khảo sát địa chất. Hành động này của Việt Nam làm căng thẳng thêm tình hình”.

Nực cười ở chỗ khoảng cách từ khu vực Gazprom và Petro Việt Nam khảo sát địa chất cách vị trí gần nhất của Trung Quốc là hơn 1.500km, trong khi chỉ cách khu vực miền Trung Việt Nam 200km.

Thế nên, gầy đây nhất, đầu năm 2013, người phát ngôn của Tập đoàn hàng không Tupolev đã tuyên bố:

Chúng tôi sẽ không bán Tu-22M3 cho Trung Quốc do những hành vi gây rối của họ ở các vùng biển quốc tế, và hơn hết là Trung Quốc có khả năng sao chép lại một phiên bản tương tự, điều mà họ đã từng làm với Su-27, Su-30 và cả Su-33.”

Trung Quốc khá bực bội trước hành động này của Tupolev nhưng mọi thứ Tupolev nói là có cơ sở. Trước đó, Trung Quốc đề nghị Nga bán cho 2 chiếc Su-33 làm mẫu cho J-15, nhưng sau đó vì Nga không chịu bán với số lượng ít nên Trung Quốc mua lại của Ukraine và “phát triển” thành J-15.

Vì sao Không quân Trung Quốc thèm muốn Tu-22M3 “Back Fire C”?
Tu-22 “Blinder”, “đàn anh” của gia đình BackFire.

Tu-22M3 là biến thể mới nhất của dòng oanh tạc cơ siêu âm chiến lược trứ danh của Liên bang Xô Viết (USSR) và hiện nay được Nga thừa hưởng. Tu-22M3 và Tu-160 từng là nỗi khiếp sợ hạt nhân với Hoa Kỳ trong chiến tranh lạnh, do có tốc độ ngang bằng một chiếc máy bay tiêm kích và tầm hoạt động cực kì rộng. Tu-22M3 “BackFire C” là thế hệ thứ 3 của dòng Tu-22M3, được Nga bảo dưỡng và sử dụng từ những năm 1993. Tuy nhiên, đến hiện tại, Tu-22M3 vẫn được đánh giá rất cao nhờ tốc độ của nó.

Phiên bản gốc của Tu-22M3 là Tu-22 “Blinder”, được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với B-58 Hustler của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau đó, nó không được như kỳ vọng ban đầu của giới chức quân sự USSR vì khá cồng kềnh và tốc độ kém hơn cả Hustler. Bị đánh giá là yếu kém hơn người đồng cấp đến từ bên kia bán cầu nên ngay Tu-22M ra đời như là phiên bản nâng cấp và cải tiến vượt bậc cho Blinder với thiết kế rất độc đáo và những khả năng hiện đại. Sau đó, do một số các quan chức và phi công Không quân Hoa Kỳ (SSSR) cho rằng nó phải mạnh mẽ hơn và cơ động hơn nên phía Nga đã khởi động dự án Tu-22M-0.

Vì sao Không quân Trung Quốc thèm muốn Tu-22M3 “Back Fire C”?
Một chiếc Tu-22M-0 cũ nằm tại Minsk, Ukraine.

Thiết kế của nó được xem như là người anh em của F-4 “Phantom” từ Hoa Kỳ, với cửa hút gió rất giống F-4 nhưng lại dài hơn 1 chút. Biến thể này có rất nhiều hình dạng của cánh chính, nhằm thích hợp với từng nhiệm vụ và mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, nó cũng có những thay đổi đáng kể khi học theo chiếc B-1A với thiết kế 2 chỗ ngồi song song với nhau, khác với Blinder vẫn là kiểu truyền thống. Tu-22M-0 được trang bị 2 động cơ Kuzetsov NK-144-22 mạnh mẽ với buồng đốt sau, tương tự với chiếc Tu-144 Concord-Ski (sở dĩ nó có cái tên Concord là vì thiết kế tương tự và khá giống với chiếc máy bay dân sự siêu âm Concord do Pháp-Anh hợp tác sản xuất).

Vì sao Không quân Trung Quốc thèm muốn Tu-22M3 “Back Fire C”?
Tu-22M2 “BackFire B” khá thành công trong thập niên 80.

Nay từ khi dự án, BackFire đang trong quá trình hoàn thiện thì các kỹ sư đã thiết kế chiếc oanh tạc cơ này sử dụng loại tên lửa không đối đất loại Kh-22 (được phía NATO định danh là AS-4 “Kitchen”). Đây là loại tên lửa có tầm hoạt động xa, và dùng để trị các hàng không mẫu hạm có kích thước khổng lồ của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, dự án này phát triển khá chậm chạp và cuối cùng do vấn đề kinh phí, chỉ có 10 chiếc đươc sản xuất vào cuối năm 1972. Thế nhưng, phiên bản Tu-22M-0 vẫn không làm hài lòng các quan chức quân sự USSR nên sau đó, biến thể Tu-22M-1 đã ra đời. Từ lúc này, Tu-22M được NATO đặt cho cái tên BackFire, và Tu-22M-1 được mang cái tên BackFire A. Thiết kế mới được áp dụng, sử dụng công nghệ khí động học mới nhất, với 1 số cải tiến đáng kể giúp Tu-22M-1 “giảm béo” được 2.9 tấn so với người tiền nhiệm. Sải cánh được tăng chiều dài lên 1.5m và trang bị cả phanh hãm không khí. Thế nhưng, một lần nữa BackFire A lại không đạt được kì vọng và chỉ có 9 chiếc được xuất xưởng.

Sau đấy 2 năm, biến thể mới của gia đình BackFire lại được tiếp tục nghiên cứu, phát triển và cuối cùng ra đời với cái tên Tu-22M-2 “BackFire B. Dự án này mang tên 44-02, khá thành công khi lần đầu tiên gia đình BackFire được đưa vào sản xuất hàng loạt.

Vì sao Không quân Trung Quốc thèm muốn Tu-22M3 “Back Fire C”?
Một chiếc BackFire B “đi lạc” và không phận Hoa Kỳ và được F-16 “Lightning Falcon” theo sát.

Công nghệ khí động học mới nhất lại giúp BackFire B “giảm béo” được thêm 1.5 tấn nữa, được trang bị 2 động cơ Kuzetsov NK-22 mới nhất mà Cục thiết kế Kuzetsov dành riêng cho gia đình BackFire, với buồng đốt sau và lực đẩy rất mạnh. Nó có thể mang được đến 22 tấn vũ khí gồm tên lửa hành trình tiêu chuẩn Kh-22, bom dẫn đường và cả đầu đạn hạt nhân. Tính đến cuối năm 1983, đã có đến 211 chiếc được xuất xưởng và đi vào hoạt động trong SSSR.

Mời các bạn đón đọc phần 2: “Thần chết” từ trên không Tu-22M3 BackFire C

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại