Tên lửa Proton của Nga thất bại thê thảm vẫn được tin dùng

Hàn Giang |

Mặc dù gặp phải một số thất bại thê thảm trong thời gian gần đây, tên lửa Proton của Nga vẫn có khả năng cạnh tranh trên thị trường tên lửa phóng dành cho vệ tinh thêm 10 năm nữa, trước khi được thay thế bởi mẫu tên lửa Angara, người đứng đầu tập đoàn chế tạo tên lửa Nga cho biết vào hôm 20.3.

“Proton vẫn đủ sức cạnh tranh trên thị trường dù gặp phải nhiều sự số. Nó là mẫu tên lửa được thiết kế hoàn toàn đáng tin cậy,” Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Khrunichev-Andrei Kalinovsky cho biết trong một cuộc phỏng vấn của báo chí.

Ngoài ra, ông Kalinovsky còn khẳng định công ty đang thực hiện kế hoạch tăng hiệu quả sản xuất và năng suất lao động, nhằm cho phép các tên lửa tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường:

“Tôi nghĩ rằng mọi thứ sẽ thuận lợi cho tên lửa Proton trên thị trường quốc tế cho đến năm 2025”.

Trong 4 năm qua, tên lửa Proton của Nga đã rơi 6 lần, khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi về chất lượng trong quá trình sản xuất của Khrunichev.

Trước đó, 1 quan chức kiểm soát chất lượng tại công ty đã bị buộc tội vì vi phạm các quy tắc an toàn trong quá trình chế tạo tên lửa Proton, dẫn đến sự cố trong năm 2013.

Một tên lửa đã rơi sau khi chuyển hướng 180 độ trên không, vài giây sau khi cất cánh tại sân bay vũ trụ Baikonur.

Nguyên nhân sau đó được cơ quan điều tra tiết lộ cảm biến hướng dẫn của tên lửa đã được cài đặt ngược với quy định.

“Các cảm biến phải phù hợp với thiết kế đặc biệt của Proton, nhờ đó chúng có thể hướng dẫn tên lửa bay đúng quỹ đạo.

Tuy nhiên, sự nhầm lẫn đã khiến một bộ cảm biến bị lắp ráp ngược trước khi tên lửa được phóng vào không gian,” một quan chức Nga cho biết.

Theo các nhà điều tra, người gây ra sự cố đáng tiếc là Diana Gudkova, vốn đã có 30 năm kinh nghiệm tại công ty Khrunichev.

Bà Gudkova bị cáo buộc vi phạm quy tắc an toàn trong quá trình thực hiện dự án cho tên lửa Proton-một vi phạm hình sự tại Nga.

Ngoài ra, hai công nhân tham gia lắp ráp tên lửa trước đó cũng bị điều tra với tội danh tương tự.

Báo chí địa phương cho biết, tên lửa Proton đang mang theo 3 vệ tinh định vị Glonass của Nga trước khi nó bị rơi tại sân bay vũ trụ.

Sự cố mới nhất này là 1 trong 6 tai nạn mà tên lửa Proton gặp phải từ năm 2010, đánh dấu nhiều sai sót trong quá trình kiểm soát chất lượng tại Khrunichev.

Hiện tại, ngoài việc sản xuất tên lửa Proton và bán ra trên thị trường quốc tế, Khrunichev còn đầu tư phát triển thế hệ tên lửa Angara. Angara sẽ thay thế cho Proton trên thị trường sau khi hoàn chỉnh.

Proton được đưa vào sử dụng từ những năm 1960, trong khi Angara là thế hệ tên lửa đầu tiên của Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.

Thay đổi mới nhất của Angara là nhằm phù hợp với xu hướng của thị trường trong nhiệm vụ đưa các vệ tinh có kích thước nhỏ vào vũ trụ. Tên lửa Proton của Nga hiện tại khá lớn với nhiều khách hàng quốc tế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại