Nhà phân tích Kyle Mizokami nhận định, máy bay chiến đấu đa nhiệm F-2 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) sẽ chiếm ưu thế trước đối thủ J-10 Trung Quốc.
Trong bài viết trên tạp chí National Interest (Mỹ), Mizokami cho biết, những tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông đã làm tăng nguy cơ xảy ra đụng độ trên không giữa các chiến đấu cơ của cả 2 phía.
Ông cho hay, máy bay tuần tra của Nhật Bản đã nhiều lần bị chiến đấu cơ Trung Quốc ngăn chặn tại khu vực này, sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Hoa Đông từ cuối năm 2013.
Theo nhà phân tích Mizokami, tiêm kích F-2 Nhật Bản chiếm ưu thế trước J-10 Trung Quốc.
Theo Mizokami, trong trường hợp xảy ra xung đột, các tiêm kích F-15J của JASDF sẽ chiến đấu với Su-27 Trung Quốc để giành ưu thế trên không.
Còn các tiêm kích F-2 nhiều khả năng sẽ đối đầu với J-10, bởi cả 2 loại này đều được thiết kế đa nhiệm, với năng lực tác chiến trên không và hỗ trợ mặt đất.
Mizokami tin rằng F-2 có lợi thế trước đối thủ Trung Quốc khi giao chiến, bởi đầu tiên, F-2 có bán kính chiến đấu vượt trội (500 dặm so với mức 340 dặm của tiêm kích J-10).
Thứ hai, F-2 được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động cao cấp hơn radar của J-10. Nhờ thế, nó có thể phát hiện được J-10 trước và phóng tên lửa AAM-4B ngoài tầm nhìn.
Theo Mizokami, AAM-4B hiện là tên lửa duy nhất trên thế giới được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động.
Do tên lửa có khả năng khóa mục tiêu sau khi phóng nên ngay cả khi sắp khóa radar, phi công Nhật Bản vẫn có thể thực hiện các động tác cơ động lẩn tránh máy bay đối phương.
Vì vậy, tiêm kích J-10 Trung Quốc hoàn toàn có nguy cơ bị bắn hạ trước khi nó có thể chiến đấu.
Song, Mizokami cũng thừa nhận rằng J-10 có một lợi thế trước F-2 ở tầm gần, đó là tiêm kích Nhật Bản không được trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi mục tiêu hồng ngoại.
Tiêm kích F-2 Nhật Bản thể hiện khả năng cơ động
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA