Ý tưởng khoa học để tạo ra một viên đạn nguyên tử
Ít ai biết được vào thời điểm căng thẳng trong cuộc Chiến tranh lạnh, để cân bằng ưu thế quân sự với Mỹ, Liên Xô không chỉ đã chế tạo ra đạn nguyên tử mà còn thử nghiệm nó với 2 cỡ đạn 14,5 mm và 12,7 mm dùng cho súng máy hạng nặng.
Sau đó, các kỹ sư Liên Xô tiếp tục tạo ra cỡ đạn 7,62 mm nhưng không dùng cho tiểu liên Kalashnikov. Đây là những đầu đạn hạt nhân nhỏ nhất thế giới, chúng có thể làm tan chảy một chiếc xe tăng, xe bọc thép hoặc làm sụp đổ một căn nhà.
Để tạo ra một viên đạn nguyên tử, sau khi phát hiện nguyên tố Californium 252 và sản xuất ra nó từ các vụ nổ hạt nhân hoặc trong lò phản ứng, về lý thuyết là khá đơn giản
Nếu như bom nguyên tử sử dụng Uranium 235 hoặc Plutonium 239 với khối lượng tới hạn để tạo ra phản ứng hạt nhân phải trên 1 kg, thì Californium 252 có khối lượng tới hạn chỉ 1,8 gam.
Ngoài ra, sự phân rã của nguyên tố này tạo ra 5 - 8 neutron cùng một lúc, trong khi Uranium hay Plutonium chỉ có 2 - 3 neutron nên rất thuận lợi để “nén” 1,8 gam Californium trong một “hạt đậu”, nhưng vẫn tạo ra một vụ nổ hạt nhân.
Đó chính là ý tưởng khoa học để tạo ra một viên đạn nguyên tử.
Những hạn chế của đạn nguyên tử
Liên Xô đã chế tạo, thử nghiệm thành công hay đã đặt gọn “lò phản ứng hạt nhân” trong đầu đạn cỡ 7,62 mm và 12,7 mm.
Thế nhưng, họ buộc phải ngừng sản xuất đầu đạn hạt nhân “siêu nhỏ” bởi nó có những nhược điểm không thể chấp nhận.
Thứ nhất là nhiệt gây ra do sự phân rã liên tục của Californium.
Tất cả các vật liệu phóng xạ bị phân hủy đều sản xuất năng lượng nhiệt. Một viên đạn với lõi Californium sẽ sinh ra khoảng 5 watt nhiệt.
Nhiệt độ lớn trong các viên đạn sẽ thay đổi đặc tính của chất nổ và kíp nổ. Quá nhiều nhiệt sẽ rất nguy hiểm, bởi vì viên đạn sẽ bị kẹt trong buồng đạn hoặc trong nòng súng, hoặc có thể tự phát nổ khi chưa sử dụng.
Vì thế để lưu giữ, bảo quản đạn, yêu cầu phải có một chiếc tủ lạnh đặc biệt, tạo ra nhiệt độ khoảng -15Co cho các viên đạn.
Các thiết bị này có trọng lượng hơn 110 kg, tiêu thụ khoảng 200 watt điện năng và chỉ có thể được vận chuyển trong xe trang bị đặc biệt.
Đối với bom nguyên tử thông thường, hệ thống làm mát của hạt nhân là một phần quan trọng trong thiết kế, nhưng nó được đặt bên trong quả bom.
Trường hợp của viên đạn nguyên tử, các hệ thống làm mát phải được bố trí ở bên ngoài. Hơn nữa, sử dụng đạn nguyên tử "đóng băng" chỉ cho phép trong 30 phút sau khi nó được gỡ ra từ tủ lạnh.
Trong khoảng thời gian ngắn đó, người lính phải nạp đạn, có một vị trí bắn, tìm mục tiêu và nổ súng.
Nếu không thể bắn vào mục tiêu vì một lý do nào đó, viên đạn sẽ phải trả về tủ lạnh và được đông lạnh một lần nữa. Đạn nguyên tử để bên ngoài tủ lạnh hơn 1 giờ sẽ không thể sử dụng vì cực kỳ nguy hiểm.
Như vậy việc bảo quản là hết sức khó khăn, phức tạp nhưng khi sử dụng thì rất hạn chế về yếu tố chiến thuật.
Một vụ thử nghiệm đạn pháo hạt nhân của Mỹ
Thứ hai, tính mạng của người lính sẽ gặp nguy hiểm, hay độ an toàn khi sử dụng đạn nguyên tử không cao.
Đương nhiên, sóng xung kích khi đạn nguyên tử phát nổ chẳng là gì so với một quả bom hạt nhân, thậm chí không thể bằng một vụ nổ của 100 kg TNT, nhưng bức xạ thì ngược lại, rất mạnh.
Do đó, một viên đạn hạt nhân chỉ được bắn ở khoảng cách tối đa để người lính tránh phải tiếp xúc với một liều lượng lớn bức xạ.
Năng lượng nhiệt của một viên đạn nguyên tử đủ để làm tan chảy giáp xe tăng, hay thổi bay khoảng 1 m3 gạch, 3 viên đạn đủ cho một tòa nhà sụp đổ.
Tuy nhiên quá trình bắn thử cho thấy, nếu đạn trúng một thùng chứa đầy nước, vụ nổ hạt nhân sẽ không diễn ra. Hóa ra nước chính là áo giáp đáng tin cậy nhất để chống lại một viên đạn nguyên tử.
Việc sản xuất ra đạn nguyên tử là một thành công đáng nể của các nhà khoa học Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhưng do công nghệ thời đó không thể khắc phục, vượt qua những yêu cầu kỹ thuật khắt khe, nên họ buộc phải từ chối loại đạn này.
Sự hồi sinh của đạn nguyên tử?
Ngày nay, nền khoa học quân sự của Liên bang Nga được đầu tư lớn nên đã có sự phát triển vượt bậc.
Do vậy không có gì nghi ngờ khi đạn nguyên tử thời Liên Xô được các nhà khoa học Nga tiếp thu, phát huy, cải tiến… để đảm bảo dễ sử dụng, dễ bảo quản, an toàn và có độ tin cậy cao.
Sẽ là hợp lý, tuyệt vời hơn nếu T-14 Armata sử dụng đạn nguyên tử
Và chúng ta hãy để ý, liên tưởng đến xe tăng T-14 Armata với các biến thể dựa trên khung gầm thống nhất mà Nga trình làng trong lần duyệt binh hôm 9/5 vừa rồi.
Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói: “Chúng tôi sẽ phát triển một loại đạn mới cho phép chiếc xe tăng này có thể công kích và xuyên thủng cả vỏ thép dày 1 m”.
Nếu như các nhà khoa học hậu duệ của Liên Xô đưa đạn nguyên tử vào sử dụng chính thức cho xe tăng T-14 Armata thì tuyên bố của Phó thủ tướng Nga không phải là thiếu căn cứ.
>>> Việt Nam đã xuất khẩu những vũ khí nào ra thế giới?